Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Bài 8: Quý trọng đồng tiền Đạo đức lớp 4 (Kết nối tri thức)

659

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu giải SGK Đạo đức 4 trang 48 Bài 8: Quý trọng đồng tiền SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Đạo đức 4 Bài 8.

Bài 8: Quý trọng đồng tiền Đạo đức lớp 4 (Kết nối tri thức)

Câu hỏi trang 48 SGK Đạo đức lớp 4: Em cùng các bạn nghe/ hát bài " Con heo đất" ( Sáng tác: Ngọc Lễ). 

Câu hỏi: 

Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì? 

Trả lời:

Bạn nhỏ trong bài hát đã nuôi con heo đất. Việc đó có tác dụng giúp bạn nhỏ tiết kiệm được tiền và không mua quà vặt nữa.

1. Tìm hiểu vai trò của tiền 

Câu hỏi trang 49 SGK Đạo đức lớp 4: Quan sát những bức tranh sau và trả lời câu hỏi 

1. Bán hết chỗ hàng này là mình đủ tiền mua cho con gái chiếc xe đạp rồi. 

 (ảnh 1)

2. Nhờ vay được tiền ở ngân hàng mà mình có vốn để đầu tư kinh doanh. 

 (ảnh 2)

3. Mình sẽ tiết kiệm tiền để mua sách, vở. 

 (ảnh 3)

4. Cô cho tôi nộp viện phí. 

 (ảnh 4)

5. Mình đã có tiền để mua quà sinh nhật tặng em trai và số tiền còn lại mình sẽ giúp đỡ các bạn khó khăn 

 (ảnh 5)

 

Câu hỏi: 

- Hãy nêu vai trò của tiền qua các bức tranh trên 

- Theo em, tiền còn có vai trò nào khác?  

Trả lời:

- Vai trò của tiền qua các bức tranh: 

  • Bức tranh 1: Mua được xe đạp 
  • Bức tranh 2: Kinh doanh 
  • Bức tranh 3: Mua được sách vở 
  • Bức tranh 4: Nộp tiền viện phí 
  • Bức tranh 5: Tặng quà và ủng hộ 

- Tiền có vai trò khác: mua đồ ăn, mua nước uống, đầu tư, tiền giúp ổn định tài chính, không bị áp lực về kinh tế. Tiền cho bạn một cuộc sống tốt hơn, được ăn ngon, mặc đẹp, mang đến chất lượng cuộc sống tốt nhất, sự hạnh phúc và yên ấm.

2. Khám phá vì sao phải quý trọng đồng tiền 

Câu hỏi trang 50 SGK Đạo đức lớp 4: Đọc truyện và trả lời câu hỏi: 

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA 

( Theo truyện cổ tích Chăm, Tiếng Việt 3 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) 

Câu hỏi: 

- Vì sao lần thứ nhất, người con lại thản nhiên khi thấy người cha ném tiền xuống ao? 

- Lần thứ hai, khi thấy người cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì? Vì sao? 

- Theo em, vì sao chúng ta phải quý trọng đồng tiền? 

Trả lời:

- Vì đó không phải là tiền mà anh ta làm ra. 

- Bởi đó là tiền anh dành dụm và làm việc vất vả suốt ba tháng. 

- Chúng ta phải quý trọng đồng tiền bởi con người cần tiền để chi trả cho tất cả những thứ có thể giúp cuộc sống của bạn trở nên khả thi, chẳng hạn như chỗ ở, thức ăn, hóa đơn chăm sóc sức khỏe và một nền giáo dục tốt.

3. Tìm hiểu việc bảo quản tiền 

Câu hỏi trang 51 SGK Đạo đức lớp 4: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi 

1. Con xếp tiền vào hộp mẹ nhé 

 (ảnh 6)

2.

 (ảnh 7)

3. Mình sẽ giữ cẩn thận không để mất tiền. 

 (ảnh 10)

Câu hỏi: 

- Các bạn trong tranh đã bảo quản tiền như thế nào? 

- Theo em, còn có cách nào khác để bảo quản tiền? 

Trả lời:

- Các bạn trong những bức tranh trên đã bảo quản tiền bằng cách: 

Bức tranh 1: Để tiền gọn gàng, cẩn thận cất vào hộp 

Bức tranh 2: Xếp tiền gọn gàng 

Bức tranh 3: Cất tiền vào ví 

- Những cách để bảo quản tiền: cho vào lợn tiết kiệm, để vào ống tiết kiệm, để trong hòm đựng đồ quan trọng,....

4. Tìm hiểu cách tiết kiệm tiền 

Câu hỏi trang 51 SGK Đạo đức lớp 4: Quan sát những tranh và trả lời câu hỏi: 

1. Mình mở cửa sổ, tắt điện để tiết kiệm tiền. 

 (ảnh 11)

2. Cuối năm, mình sẽ có một khoản tiền để mua xe đạp. 

 (ảnh 12)

3. Chiếc váy này đẹp nhưng đắt quá! Để tiết kiệm, mình sẽ mua chiếc váy ít tiền hơn. 

 (ảnh 13)

4. Cùng một loại dầu ăn mà cửa hàng bên này bán đắt hơn. Mình sang cửa hàng bên kia mua váy.  

 (ảnh 14)

Câu hỏi: 

- Hãy nêu những việc làm để tiết kiệm tiền qua các bức tranh trên

- Theo em, còn cách nào khác để tiết kiệm tiền? 

Trả lời:

Bức tranh 1: Mở cửa sổ để ánh sáng vào phòng để tiết kiệm điện. 

Bức tranh 2: Tiết kiệm tiền bằng cách cho vào lợn để mua xe đạp. 

Bức tranh 3: Mua chiếc váy rẻ hơn để tiết kiệm tiền. 

Bức tranh 4: Mua dầu ăn cửa hàng rẻ hơn để tiết kiệm tiền. 

Những cách tiết kiệm tiền: không ăn vặt nhiều, để vào ống bơ tiết kiệm, đưa cho người lớn giữ hộ,... 

LUYỆN TẬP 

Luyện tập 1 trang 52 SGK Đạo đức lớp 4: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao? 

 (ảnh 15)

 (ảnh 16)

Trả lời:

Bức tranh 1: Em không đồng tình với ý kiến của Trung vì tiền dù có mệnh giá lớn hay nhỏ thì chúng ta đều phải giữ gìn bởi đồng tiền dù có mệnh giá như thế nào thì nó vẫn còn có giá trị. Em đồng tình với ý kiến của Kiên vì bạn đã biết trân trọng và bảo quản tiền đúng cách. 

Bức tranh 2: Em không đồng tình với ý kiến của Yến bởi tiền chỉ là vật chất, vật ngoài thân. Em đồng tình với ý kiến của Hà bởi mọi vật trên cuộc sống có những thứ không được định giá bằng tiền. 

Bức tranh 3: Em không đồng tình với ý kiến của Phú bởi có rất nhiều cách tiết kiệm tiền khác nhau. Em đồng tình với ý kiến của Hoàn. 

Bức tranh 4: Em đồng tình với ý kiến của Thủy bởi bất kể là ai giàu hay nghèo, già hay trẻ thì đều phải tiết kiệm, không được tiêu xài hoang phí. Em không đồng tình với ý kiến của Linh bởi người giàu họ cũng phải tiết kiệm thì họ mới có thể dư dả được cuộc sống còn người nghèo cũng phải tiết kiệm để dành dụm từng chút một. 

Luyện tập 2 trang 54 SGK Đạo đức lớp 4: Bày tỏ quan điểm 

a) Thảo lập một cuốn sổ để ghi chép các khoản tiết kiệm và chi tiêu của mình. 

b) Hoàng bỏ hết tiền vào ống tiết kiệm, bạn không chi tiêu vào bất cứ việc gì. 

c) Phương thường đòi bố mẹ mua cho mình quần áo và đồ dùng đắt tiền. 

d) Lan thường sử dụng giấy một mặt để làm giấy nháp

e) Mẹ Chung bán hàng tạp hóa. Cuối ngày, Chung thường giúp mẹ đếm và phân loại số tiền bán được trong ngày. Thỉnh thoảng, mẹ cho ít tiền lẻ nhưng Chung không tiêu mà bỏ ống tiết kiệm. 

Trả lời:

a) Việc làm của Thảo đã biết cách tiết kiệm các khoản chi tiêu của mình sao cho hợp lý và khoa học nhất. 

b) Việc làm của Hoàng dù đã tiết kiệm nhưng đó vẫn chưa hợp lý bởi đôi khi vẫn gặp tình huống bất trắc thì bạn nên giữ lại cho mình một số tiền nhất định để phòng thân. 

c) Hành động của Phương là hành động sai bởi bạn đã không biết tiết kiệm cho bố mẹ tiêu xài hoang phí vào những thứ không chính đáng. 

d) Bạn Lan đã lãng phí của cải, chưa biết tận dụng những đồ thừa để biến nó thành có ích. 

e) Chung đã biết tiết kiệm tiền và không tiêu sài lung tung.

Luyện tập 3 trang 54 SGK Đạo đức lớp 4: Xử lí tình huống 

a) Sau tết Nguyên đán, Toàn có một số tiền mừng tuổi. Bạn băn khoăn không biết nên sử dụng số tiền đó vào việc gì: mua món đồ mà mình rất thích, đưa cho bố mẹ giữ hộ, nuôi lợn đất... 

Nếu là Toàn, em sẽ làm gì với số tiền đó? 

b) Bố mẹ cho Kim 200.000 đồng để tổ chức sinh nhật với ba người bạn. Kim chưa biết mua gì. 

Nếu là Kim, em sẽ làm như thế nào? 

Trả lời:

a) Nếu em là Toàn em sẽ nuôi lợn đất rồi sau khi có được một khoản nhất định em sẽ đưa cho bố mẹ để mua đồ dùng học tập, quần áo... 

b) Nếu là Kim em sẽ cất số tiền đó đi.

Luyện tập 4 trang 55 SGK Đạo đức lớp 4: Đưa ra lời khuyên cho bạn

a) Bố mẹ cho Quyết một chiếc xe đạp cũ còn tốt nhưng bạn đòi mẹ mua chiếc xe đạp mới. 

b) Để chuẩn bị cho buổi liên hoan lớp cuối năm, các bạn dự định tổ chức thật hoành tráng để các bạn lớp khác trầm trồ. 

Trả lời:

a) Em sẽ khuyên Quyết là chiếc xe đó vẫn còn dùng tốt bạn không nên đòi bố mẹ mua xe mới như thế bởi nó rất lãng phí.

b) Em sẽ khuyên các bạn là tổ chức liên hoan mục đích là để cho lớp mình thêm vui, thêm gắn bó, thêm đoàn kết nên nếu tổ chức hoành tráng nó rất lãng phí và có nhiều bạn cũng khó khăn nữa nên chúng ta chỉ nên tổ chức đủ để lớp mình vui vẻ là được không cần phải xem lớp khác đánh giá như thế nào.

VẬN DỤNG 

Vận dụng 1 trang 55 SGK Đạo đức lớp 4: Lập và thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền phù hợp với điều kiện của bản thân theo bảng gợi ý sau: 

Thời gian 

Số tiền tiết kiệm dự kiến

Cách thực hiện 

Số tiền tiết kiệm được 

Ghi chú 

         
         

Trả lời:

Thời gian 

Số tiền tiết kiệm dự kiến

Cách thực hiện 

Số tiền tiết kiệm được 

Ghi chú 

Tháng 1 

100.000đ 

không ăn quà vặt, đi nhặt ve chai 

70.000đ

 

Tháng 2

50.000đ 

bán sách vở cũ 

100.000đ

 

Vận dụng 2 trang 55 SGK Đạo đức lớp 4: Nhắc nhở bạn bè tiết kiệm sách vở, quần áo, đồ dùng, đồ chơi, điện nước....

Trả lời:

Có tiền nhờ công sức 

Và trí tuệ mà nên 

Phải giữ gìn, tiết kiệm 

Biết tiêu tiền thông minh. 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá