Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

530

Với giải Khám phá 1 trang 17 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo với cuộc sống chi tiết trong Bài 3: Học tập tự giác, tích cực môn Giáo dục công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem: 

Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Khám phá 1 trang 17 GDCD 7: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

- Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên được thể hiện như thế nào?

- Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả gì cho nhà thơ Nguyễn Khuyến?

- Tự giác, tích cực trong học tập còn có biểu hiện nào khác?

Phương pháp giải:

- Đọc câu chuyện trên.

- Chỉ ra biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

- Kết quả nhà thơ Nguyễn Khuyến nhận được.

- Kể thêm những biểu hiện khác của tính tự giác, tích cực trong học tập.

Lời giải:

- Những biểu hiện tự giác, tích cực học tập của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu chuyện trên:

+ Những đêm trăng tỏ, Thắng học dưới ánh trăng.

+ Những buổi trăng mờ, cậu mang sách ra bờ ao, nghiêng theo ánh phản chiếu mà học.

+ Những tối không trăng, cậu gom lá vàng rụng ở ngôi miếu đầu thôn, mồi lửa đốt là để lấy ánh sáng đọc sách.      

- Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại kết quả cho nhà thơ Nguyễn Khuyến:

+ Năm 1864 Nguyễn Khuyến đỗ đâu kì thi Hương (Giải Nguyên) ở trường Nam Định.

+ Năm 1871, ông thi Hội đỗ Hội Nguyên và thi Đình đỗ Đình Nguyên. Từ đó, người ta gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ (người làng Yên Đổ, đỗ đầu ba kì thị).

- Tự giác, tích cực trong học tập còn có những biểu hiện khác như:

+ Chủ động trong nhiệm vụ học tập, không để ai phải nhắc nhở.

+ Luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập.

+ Học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.

Xem thêm các bài giải Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 16 GDCD 7

Khám phá 2 trang 18 GDCD 7: Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi.

Khám phá 3 trang 18 GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Luyện tập 1 trang 19 GDCD 7: Em hãy tìm các hành động trái với tính tự giác, tích cực học tập. Những hành động đó sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?

Luyện tập 2 trang 19 GDCD 7: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

Luyện tập 3 trang 20 GDCD 7: Dựa vào các bức tranh dưới đây, em hãy xây dựng dàn ý và thực hiện bài thuyết trình ngắn với chủ đề “Hành trình vươn đến ước mơ”. Từ đó, nêu lên ý nghĩa của tính tự giác, tích cực học tập để thực hiện ước mơ của mình.

Vận dụng 1 trang 20 GDCD 7: Em hãy lập bảng kế hoạch học tập cho năm học này và những việc làm cụ thể về tính tự giác, tích cực trong học tập.

Vận dụng 2 trang 20 GDCD 7: Em hãy chọn một bạn trong lớp để cùng góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập và chia sẻ trước lớp về kết quả đạt được sau một tháng.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá