Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Lý thuyết KHTH 8 (Kết nối tri thức) Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

384

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTH 8 (Kết nối tri thức) Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết KHTH 8 (Kết nối tri thức) Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Bài giảng Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

I. Một số tính chất của phân tử, nguyên tử

- Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nền vật càng nhanh.

- Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy, gọi là lực tương tác phân tử, nguyên tử.

Lý thuyết Năng lượng nhiệt và nội năng (Kết nối tri thức) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 1)

II. Khái niệm năng lượng nhiệt

- Chuyển động nhiệt là chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử trong vật.

- Năng lượng mà vật có được nhờ chuyển động nhiệt được gọi là năng lượng nhiệt hoặc nhiệt năng.

- Mọi vật đều có nhiệt năng do được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn loạn.

- Khi tăng nhiệt độ của vật thì nhiệt năng của vật tăng và ngược lại.

III. Khái niệm nội nâng

- Động năng và thế năng của phân tử, nguyên tử:

- Động năng: Phân tử, nguyên tử có động năng do chuyển động hỗn loạn. Động năng càng lớn khi chúng chuyển động càng nhanh.

- Thế năng: Vật có thế năng do tương tác với các vật khác. Ví dụ, thế năng hấp dẫn được tích lũy nhờ lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất. Thế năng phân tử, nguyên tử được tích lũy nhờ lực tương tác giữa chúng và có độ lớn phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng.

- Nội năng: Tổng động năng và thế năng của các nguyên tử, phân tử trong vật.

- Sự tăng, giảm nội năng: Thả một quả cầu kim loại ở nhiệt độ trong phòng vào một cốc nước nóng, nhiệt độ của quả cầu tăng lên do nhận thêm nhiệt năng từ nước nóng, còn nhiệt độ của nước nóng giảm đi do truyền bớt nhiệt năng cho quả cầu.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Lý thuyết Năng lượng nhiệt và nội năng (Kết nối tri thức) Khoa học tự nhiên 8 (ảnh 2)

B. Bài tập KHTN 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Đang cập nhật

Xem thêm các bài lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Bài 28: Sự truyền nhiệt

Bài 29: Sự nở vì nhiệt

Bài 30: Khái quát về cơ thể người

Bài 31: Hệ vận động ở người

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá