Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng

1 K

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 4: Sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất trồng sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 4 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải SGK Công nghệ 10 Bài 4 (Kết nối tri thức): Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng

I. Sử dụng và bảo vệ đất trồng

Câu hỏi mở đầu trang 23: Thế nào là đất chua, đất mặn và đất bạc màu? Nguyên nhân nào là cho đất bị chua, bị mặn, bị bạc màu? Cần làm gì để cải tạo các loại đất đó?

Lời giải:

- Đất chua: là đất trong dung dịch có nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.

+ Nguyên nhân: nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm (Ca2+, Mg2+, K+) trong đất.

+ Biện pháp: bón phân, thủy lợi, canh tác.

- Đất mặn: là những loại đất có nồng độ muối hòa tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4...) trên 2,56%

+ Nguyên nhân: đất mặn được hình thành ở các vùng ven biển có địa hình thấp do thủy triều, vỡ đê hoặc do nước biển theo các cửa sông vào bên trong đất liền mang theo một lượng muối hòa tan, do nước ngầm chứa hàm lượng muối hòa tan thấm lên tầng đất mặt

+ Biện pháp: bón phân, thủy lợi, canh tác, chế độ làm đất thích hợp.

- Đất bạc màu: là loại đất có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém.

+ Nguyên nhân: Ở vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du miền núi thường có địa hình dốc thoải nên quá trình rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất diễn ra mạnh mẽ; do tập quán canh tác lạc hậu.

+ Biện pháp: bón phân, thủy lợi, canh tác

Kết nối năng lực trang 23 Công nghệ 10: Hãy tìm hiểu và kể tên một số loại cây trồng phù hợp với từng loại đất theo thành phần cơ giới (đất cát, đất thịt, đất sét)

Lời giải: 

- Một số loại cây phù hợp trồng trên đất cát là: cà rốt, củ cải, khoai tây, xà lách, rau cải xanh, cà chua, bí ngòi, ngô, măng tây, dưa hấu, dưa chuột, hành hoa, nho,...

- Một số loại cây phù hợp trồng trên đất thịt là: lúa mì, mía, bông, tía tô, cây rau thơm, húng quế, hồ tiêu, điều, cao su, cà phê, ...

- Một số loại cây phù hợp trồng trên đất sét là: lúa nước, lúa nếp, rau muống dây, chuối tây, xà lách...

II. Một số biện pháp bảo vệ đất trồng

Kết nối năng lực trang 24 Công nghệ 10: Giải thích cơ sở khoa học của việc luân canh, trồng xen, trồng gối và bố trí thời vụ thích hợp.

Lời giải:

Việc trồng độc canh một loại cây trồng trên một đơn vị diện tích trong thời gian dài làm cho nguồn dinh dưỡng trong đất ngày càng cạn kiệt, cấu trúc đất bị thoái hóa, dần dần cây không thể hấp thu được chất dinh dưỡng

Bằng biện pháp luân canh cây trồng, chất dinh dưỡng trong đất được điều hòa và cải thiện cấu trúc đất. Chính nhờ tác động cơ học vào đất làm cho tầng đất ngày càng được cải thiện, làm cho đất thông thoáng, hệ vi sinh vật phát triển

Trồng cây độc canh làm cho dịch ngày càng thích nghi và phát triển, làm cho cây trồng bị hư hại. Luân canh, xen canh chính là giải pháp tốt cho việc này. 

Ngoài ra, luân canh, xen canh còn giúp ích cho việc quản lí cỏ dại, hiệu quả trong việc giảm thiểu thuốc trừ cỏ, duy trì sự an toàn với sức khỏe con người và môi trường. Xen canh giúp tận dụng tốt nhất diện tích đất canh tác, dinh dưỡng và ánh sáng. 

Trồng gối nghĩa là trên cùng một diện tích đất, khi cây đã ở giai đoạn phát triển (ra hoa, chín) sắp thu hoạch thì trồng xem tiếp một cây khác. Khi cây trồng được thu hoạch thì cây trồng sau tiếp tục được phát triển. Điều này giúp làm tăng năng suất, tạo nên thảm thực vật phủ kín và chống lại sự xói mòn..

Bố trí mùa vụ thích hợp là cách thức tạo nên sự lệch pha và tình trạng mất cân bằng đối với sự phát triển của sâu bệnh, làm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm cho môi trường. Nếu biết cách bố trí hợp lý thời vụ thì sẽ tạo thêm điều kiện để sử dụng tốt tài nguyên khí tượng thuỷ văn, phân bố lao động đều phù hợp theo thời gian, và khai thác tận dụng tốt tiềm năng đất đai.

Kết nối năng lực trang 25 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về các vùng đất nhiễm mặn của nước ta, nguyên nhân đất bị nhiễm mặn và tác hại của đất nhiễm mặn.. Tìm hiểu thêm về các biện pháp cải tạo đất chua.

Lời giải:

*Tìm hiểu thêm về đất mặn

Đất bị nhiễm mặn thường xảy ra ở các vùng như Đồng Bằng Sông Cửu Long, Nam Định, Thái Bình,… Nguyên nhân dẫn đến đất bị mặn chính là:

- Do sự xâm thực của nước biển vào đất, theo sông hoặc mạch nước ngầm đến trong đất. Các thành phần gây mặn trong đất tích tụ lâu ngày làm đất bị mặn.

- Do quá trình canh tác của con người tác động. Con người dùng nước tưới cho cây trồng trực tiếp từ sông về. Điều này cũng làm đất bị mặn do tích tụ muối vì trong nước sông có lượng muối khoáng lớn.

Tác hại của đất nhiễm mặn:

- Đất bị hư hại lâu dài.

- Cây khó sinh trưởng, phát triển.

* Tìm hiểu thêm về đất chua

- HS tự tìm hiểu về các biện pháp cải tạo đất chua mà em muốn biết thêm.

- Ví dụ: Ngoài các biện pháp bón phân, thủy lợi và canh tác, còn có thể cải tạo đất chua bằng cách:

+ Trong đất chua còn có nhiều lưu huỳnh ở các dạng khác nhau, trong đó có những dạng gây độc cho cây trồng như sunfua, sunfit, sunfat, ... do đó không nên bón những loại phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat hay phân 16 – 16 – 8 – 13S. 

+ Bón phân lân: bón lân ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng hạ độc phèn rất hiệu quả. Có thể sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân.

+ Bón phân hữu cơ đã hoai mục: bón phân hữu cơ hoai mục rất quan trọng do phân hữu cơ cũng có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, … Ngoài ra, phân hữu cơ còn có tác dụng như lân là khi bón vào đất sẽ kết hợp với các độc chất làm hạ độc phèn giảm độc đối với cây trồng.

Câu hỏi trang 25 Công nghệ 10: Theo em, trong các biện pháp cải tạo đất mặn, biện pháp nào quan trọng nhất? Vì sao?

Lời giải:

Biện pháp thủy lợi là biện pháp cải tạo đất mặn quan trọng nhất. Vì nó mang tính phòng tránh, có hiệu quả nhất, nếu không có biện pháp này các biện pháp sau xử lí sẽ mất công rất nhiều và không hiệu quả do nước biển liên tục xâm nhập.

Kết nối năng lực trang 26 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về các vùng đất xám bạc màu của nước ta và nguyên nhân làm đất bị bạc màu ở những vùng đó.

Lời giải:

Xói mòn thường xảy ra ở vùng đồi núi vì có độ dốc lớn.

Đất lâm nghiệp chịu tác động của quá trình xói mòn mạnh hơn vì đất lâm nghiệp đa số ở vùng có độ dốc lớn hơn đất đất nông nghiệp (thường ở vùng đồng bằng, nếu ở vùng đồi núi thì đa số thiết kế theo dạng bậc thang để giảm xói mòn).

Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu:

- Hình thành do quá trình rửa trôi các hạt sét, keo và các chất dinh dưỡng ở những vùng có địa hình dốc.

- Do canh tác lạc hậu và trồng lúa lâu đời.

Kết nối năng lực trang 26 Công nghệ 10: Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu.

Lời giải: 

- Biện pháp bón phân: Bón phân hữu cơ, phân vô cơ, phân xanh, đặc biệt là phân hữu cơ để vừa nâng cao độ phì nhiêu của đất, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Bón vôi để nâng cao độ pH đất và cải tạo tính chất vật lí của đất.

- Biện pháp thủy lợi: Tưới, tiêu hợp lí nhằm tránh rửa trôi các dinh dưỡng trong đất.

- Biện pháp canh tác: Bố trí hệ thống cây trồng, sử dụng giống ngắn ngày thích hợp. Sử dụng công thức luân canh, tăng vụ, trồng xen cây họ đậu để vừa tăng thu nhập, vừa cải tạo đất.

Luyện tập 1 trang 26 Công nghệ 10: Thế nào là đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu? Các loại đất đó ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?

Lời giải:

- Đất chua: Là đất trong dung dịch có nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.

- Đất mặn: Là những loại đất có nồng độ muối hòa tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4...) trên 2,56%

- Đất bạc màu: Là loại đất có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém.

Cây trồng trên các loại đất này sẽ kém sinh trưởng, phát triển, năng suất thấp và chất lượng sản phẩm không được đảm bảo.

Luyện tập 2 trang 26 Công nghệ 10: Tại sao phải cải tạo đất? Kể tên một số biện pháp cải tạo đất.

Lời giải:

Vì một số loại đất như: đất kiềm, đất chua có chứa tính axit, kiềm không thể trồng cây được nên cần phải cải tạo đất. Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất.

Một số biện pháp cải tạo đất:

- Biện pháp bón vôi, bón phân

- Biện pháp thủy lợi

- Biện pháp canh tác

- Chế độ làm đất thích hợp...

Vận dụng trang 26 Công nghệ 10: Đề xuất một số loại cây trồng, một số loại phân bón phù hợp với vùng đất chua, đất mặn và đất xám bạc màu

Lời giải:

Đất chua:

- Các loại rau, củ ưa trồng trong đất chua: húng quế, bông cải xanh; bông cải trắng, bắp cải; cần tây; cà tím, củ cải; khoai tây...

- Phân bón phù hợp: Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…)

Đất mặn:

- Những cây phù hợp trồng trên đất mặn là là: Dừa, nho, mãng cầu, mít, xoài, ổi, dứa, vú sữa...

- Phân bón phù hợp: Dùng phân bón có kali nhằm làm tăng hàm lượng K+ trong cây từ đó hạn chế sự thu hút Na+vào cây, hạn chế độc do Na+ , cần ưu tiên sử dụng phân đạm gốc amon ( NH4+) để hạn chế độc Na+ và dạng phân lân dễ tiêu như super lân, lân trong DAP, MAP, MKP...

Đất xám bạc màu:

- Những cây phù hợp trồng trên đất xám bạc màu là: Lúa, ngô, sắn, keo lá tràm, keo tai tượng, lạc, đậu, vừng, chè….

- Bón phân hợp lí: bón nhiều phân hữu cơ và vôi, sử dụng phân hóa học hợp lí...

Lý thuyết Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng

I. Sử dụng và bảo vệ đất trồng

1. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất

Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một loại đất nhất định 

=> Cần lựa chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt

2. Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất

Cây trồng sử dụng dinh dưỡng trong đất làm cho đất trồng bị suy giảm và mất cân đối dinh dưỡng

=> Cần kết hợp trồng trọt và bón phân hợp lí

3. Canh tác bền vững

Canh tác bền vững gồm luân canh, tăng vụ, trồng xen, trồng gối, làm ruộng bậc thng, bố trí thời vụ,…

Tác dụng: tăng năng suất cây trồng, tạo việc làm cho người dân, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

II. Một số biện pháp cải tạo đất trồng

1. Cải tạo đất chua

a. Đất chua và nguyên nhân gây ra đất chua

Công nghệ 10 Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng | Kết nối tri thức (ảnh 3)

- Đất chua: là đất trong dung dịch có nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.

- Nguyên nhân: nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm (Ca2+, Mg2+, K+) trong đất.

b. Biện pháp

- Bón phân, thủy lợi, canh tác

2. Cải tạo đất mặn

a. Đất mặn và nguyên nhân gây ra đất mặn

Công nghệ 10 Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng | Kết nối tri thức (ảnh 2)

- Đất mặn: là những loại đất có nồng độ muối hòa tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4...) trên 2,56%

- Nguyên nhân: đất mặn được hình thành ở các vùng ven biển có địa hình thấp do thủy triều, vỡ đê hoặc do nước biển theo các cửa sông vào bên trông đất liền mang theo một lượng muối hòa tan, do nước ngầm chứa hàm lượng muối hòa tan thấm lên tầng đất mặt

b. Biện pháp cải tạo đất mặn

- Biện pháp: bón phân, thủy lợi, cnah tác, chế độ làm đất thích hợp.

3. Cải tạo đất xám bạc màu

a. Đất xám bạc màu và nguyên nhân gây ra đất xám bạc màu

Công nghệ 10 Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng | Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Đất bạc màu: là loại đất có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém.

- Nguyên nhân: Ở vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du miền núi thường có địa hình dôc thoải nên quá trình rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất diễn ra mạnh mẽ; do tập quán canh tác lạc hậu.

b. Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu

- Biện pháp: bón phân, thủy lợi, canh tác

Xem thêm các lời giải SGK Công nghệ lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Giới thiệu về đất trồng

Bài 5: Giá thể cây trồng

Ôn tập chương II

Bài 7: Giới thiệu về phân bón

Bài 8: Sử dụng và bảo quản phân bón

Đánh giá

0

0 đánh giá