Lý thuyết Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thị trường lao động và việc làm

667

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Thị trường lao động và việc làm (Kết nối tri thức) | Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11.

Lý thuyết Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 (Kết nối tri thức) Bài 5: Thị trường lao động và việc làm

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 5: Thị trường lao động và việc làm

1. Lao động và thị trường lao động

a) Khái niệm lao động

- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.

- Trong hoạt động sản xuất, lao động được coi là yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí tương tự như việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác. Lực lượng lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển.

- Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 5: Thị trường lao động và việc làm | Kinh tế Pháp luật 11

Công nhân làm việc trong nhà máy

b) Thị trường lao động

- Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.

- Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động. Thị trường lao động có thể hoạt động hiệu quả khi các quyền tự do mua, bán sức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và hệ thống các chính sách liên quan đến quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường.

2. Việc làm và thị trường việc làm

- Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người, giúp duy trì và cải thiện cuộc sống. Mỗi người có thể làm nhiều việc khác nhau: có việc làm chính thức (việc làm toàn thời gian) hay việc làm không chính thức (việc làm bán thời gian).

- Thị trường việc làm là nơi gặp gỡ, trao đổi mua bán hàng hóa việc làm giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng như xác định mức tiền công của người lao động trong từng thời kỳ nhất định.

- Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua các phiên giao dịch việc làm, các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm, các thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.... để cung cấp thông tin cụ thể về doanh nghiệp, nhu cầu, mức lương tuyển dụng, giúp người lao động có thông tin, tiếp cận được đến các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng để tìm kiếm được việc làm.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 5: Thị trường lao động và việc làm | Kinh tế Pháp luật 11

Xuất khẩu lao động sang Hàn quốc

3. Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm

- Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp người lao động tìm được chỗ làm phù hợp, người sử dụng lao động tìm được người thích hợp, giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái cân bằng cung - cầu lao động.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 5: Thị trường lao động và việc làm | Kinh tế Pháp luật 11

Xu hướng tuyển dụng tại Việt Nam nửa cuối năm 2022

4. Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường

- Thị trường lao động ở Việt Nam đang nổi lên 4 xu hướng:

+ Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ;

+ Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm;

+ Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế;

+ Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.

- Xu hướng tuyển dụng trên thị trường lao động luôn gắn liền với chiến lược, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước cùng với những yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Bởi vậy, để có được việc làm phù hợp, học sinh cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, trau dồi các kỹ năng, nắm được xu hướng phát triển của thị trường lao động, tự đánh giá sở trường, nguyện vọng và điều kiện của bản thân để lựa chọn, định hướng nghề nghiệp.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 5: Thị trường lao động và việc làm | Kinh tế Pháp luật 11

Những lĩnh vực hàng đầu dự kiến tăng tuyển dụng trong những năm tới

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 5: Thị trường lao động và việc làm

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……..là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội”.

A. Lao động.

B. Làm việc.

C. Việc làm.

D. Khởi nghiệp.

Đáp án đúng là: A

- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội.

Câu 2. Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là

A. thị trường việc làm.

B. thị trường lao động.

C. trung tâm giới thiệu việc làm.

D. trung tâm môi giới việc làm.

Đáp án đúng là: B

Thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.

Câu 3. Thị trường lao động được cấu thành bởi mấy yếu tố?

A. 3 yếu tố.

B. 4 yếu tố.

C. 5 yếu tố.

D. 6 yếu tố.

Đáp án đúng là: A

Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các yếu tố cấu thành thị trường lao động?

A. Lượng cung.

B. Lượng cầu.

C. Giá cả sức lao động.

D. Chất lượng lao động.

Đáp án đúng là: D

Thị trường lao động được cấu thành bởi ba yếu tố: cung, cầu và giá cả sức lao động.

Câu 5. Khai thác thông tin dưới đây và cho biết: nhận xét nào đúng về tình hình cung - cầu lao động trên thị trường ở Việt Nam năm 2021?

Thông tin.Năm 2021, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 50,6 triệu người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 49,1 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính là 3,20%, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,10%.

A. Nguồn cung lao động nhỏ hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

B. Có sự cân bằng giữa nguồn cung lao động với nhu cầu tuyển dụng.

C. Nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm.

D. Cán cân cung - cầu lao động được giữ ở mức cân bằng và ổn định.

Đáp án đúng là: C

- Trong năm 2021, trên thị trường Việt Nam có sự chênh lệch giữa cung - cầu lao động, theo hướng: nguồn cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng việc làm => sự chênh lệch giữa cung - cầu lao động này đã dẫn tới việc: 3,2% lực lượng lao động trong độ tuổi bị thất nghiệp và 3,1% người lao động trong độ tuổi thiếu việc làm.

Câu 6. Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là

A. lao động.

B. làm việc.

C. việc làm.

D. khởi nghiệp.

Đáp án đúng là: C

Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm.

Câu 7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……….. là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.

A. Thị trường việc làm.

B. Thị trường lao động.

C. Trung tâm giới thiệu việc làm.

D. Trung tâm môi giới việc làm.

Đáp án đúng là: A

Thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc.

Câu 8. Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại trừ

A. các phiên giao dịch việc làm.

B. các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.

C. mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.

D. thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đáp án đúng là: C

- Thị trường việc làm kết nối cung - cầu lao động trên thị trường thông qua các phiên giao dịch việc làm, các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm, các thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.... để cung cấp thông tin cụ thể về doanh nghiệp, nhu cầu, mức lương tuyển dụng, giúp người lao động có thông tin, tiếp cận được đến các cơ sở có nhu cầu tuyển dụng để tìm kiếm được việc làm.

Câu 9. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng nào?

A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.

B. Thiếu hụt lực lượng lao động.

C. Cả hai phương án A, B đều đúng.

D. Cả hai phương án A, B đều sai.

Đáp án đúng là: A

Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Câu 10. Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái

A. thiếu hụt lực lượng lao động.

B. dư thừa lực lượng lao động.

C. chênh lệch cung - cầu lao động.

D. cân bằng cung - cầu lao động.

Đáp án đúng là: D

Thông qua các dịch vụ kết nối nhà tuyển dụng và người lao động, thị trường việc làm giúp người lao động tìm được chỗ làm phù hợp, người sử dụng lao động tìm được người thích hợp, giúp cho thị trường lao động nhanh chóng đạt đến trạng thái cân bằng cung - cầu lao động.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?

A. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.

B. Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.

C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.

D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.

Đáp án đúng là: D

- Thị trường lao động ở Việt Nam đang nổi lên 4 xu hướng:

+ Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ;

+ Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm;

+ Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế;

+ Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.

Câu 12. Một trong những xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay là

A. gia tăng tuyển dụng các ngành/ nghề lao động giản đơn.

B. xu hướng lao động “phi chính thức" sụt giảm mạnh mẽ.

C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với phát triển kỹ năng mềm.

D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.

Đáp án đúng là: C

- Thị trường lao động ở Việt Nam đang nổi lên 4 xu hướng:

+ Gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ;

+ Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm;

+ Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế;

+ Xu hướng lao động “phi chính thức" gia tăng.

Câu 13. Đoạn thông tin dưới đây cho biết điều gì về xu hướng tuyển dụng lao động tại Việt Nam hiện nay?

Thông tin. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so với năm 2000. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.

A. Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.

B. Lao động chưa qua đào tạo tăng lên và chiếm ưu thế so với lao động được đào tạo.

C. Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm hơn khu vực sản xuất.

D. Lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm; lao động trong nông nghiệp tăng.

Đáp án đúng là: A

Đoạn thông tin trên cho thấy: thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm lao động trong các lĩnh vực nông - lâm - thủy sản; tăng lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

Xem thêm Lý thuyết các bài Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Thất nghiệp

Lý thuyết Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Lý thuyết Bài 7: Đạo đức kinh doanh

Lý thuyết Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Lý thuyết Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Đánh giá

0

0 đánh giá