Lý thuyết Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

612

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh (Kết nối tri thức) | Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11.

Lý thuyết Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh, các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

a) Khái niệm và tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh

- Ý tưởng kinh doanh là khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh chỉ loại ý tưởng có tính sáng tạo, khả thi mang đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

- Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Kinh doanh mặt hàng gì? (Xác định được đối tượng khách hàng là ai, họ có nhu cầu gì);

+ Kinh doanh thế nào? (Xác định được cách thức mới, có hiệu quả);

+ Kinh doanh cho ai? (Xác định được mục tiêu kinh doanh).

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh | Kinh tế Pháp luật 11

b) Nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

- Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh:

+ Lợi thế nội tại: xuất phát từ đam mê, hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực,... của chủ thể kinh doanh.

+ Cơ hội bên ngoài: bắt nguồn từ một nhu cầu mới chưa được đáp ứng, lợi thế cạnh tranh, thuận lợi về vị trí triển khai hay thuận lợi từ một chính sách vĩ mô,...

2. Khái niệm cơ hội kinh doanh và tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh

- Cơ hội kinh doanh là sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Cơ hội kinh doanh có thể xuất hiện từ bên ngoài nhưng cũng có khi do chính chủ thể kinh doanh chủ động tạo ra.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh | Kinh tế Pháp luật 11

Ý tưởng kinh doanh được xác định là cơ hội kinh doanh khi có tính bền vững, đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể duy trì sản phẩm lâu dài, có tính hấp dẫn khi đảm bảo mang lại lợi nhuận và có tính cơ hội khi thời điểm kinh doanh phù hợp.

- Chủ kinh doanh cần dựa trên 4 tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để đánh giá, khẳng định đây có phải là cơ hội kinh doanh tốt, lấy đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát huy các điểm mạnh, khai thác cơ hội đồng thời khắc phục điểm yếu và vượt qua thách thức để kinh doanh thành công.

3. Các năng lực cần thiết của người kinh doanh ý kinh doanh

- Để thành công, những người kinh doanh cần có những năng lực cần thiết sau:

+ Năng lực lãnh đạo: định hướng chiến lược, năng động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội kinh doanh.

+ Năng lực quản lý: tổ chức, thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh,..

+ Năng lực chuyên môn: có kiến thức về chuyên môn ngành đang kinh doanh.

+ Năng lực học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh | Kinh tế Pháp luật 11

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Câu 1. Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động

A. sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

B. sáng tạo, phi thực tế, không thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

C. thiết thực, có tính hữu dụng nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

D. vượt trội, có lợi thế cạnh tranh nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

Đáp án đúng là: A

Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

Câu 2. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ

A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.

B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.

C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.

D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.

Đáp án đúng là: A

Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?

A. Tính vượt trội.

B. Lợi thế cạnh tranh.

C. Tính mới mẻ, độc đáo.

D. Tính trừu tượng, phi thực tế.

Đáp án đúng là: D

- Những dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt là: tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi; lợi thế cạnh tranh.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt?

A. Tính trừu tượng, phi thực tế.

B. Tính mới mẻ, độc đáo.

C. Lợi thế cạnh tranh.

D. Tính khả thi.

Đáp án đúng là: A

- Những dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt là: tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi; lợi thế cạnh tranh.

Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

A. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.

B. Khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh.

C. Sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

D. Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.

Đáp án đúng là: A

- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:

+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).

+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Câu 6. Một trong những lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là

A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.

B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.

D. Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:

+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).

+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt?

A. Tính thời điểm (không sớm hoặc quá muộn so với thị trường).

B. Tính ổn định (cơ hội kinh doanh có tính lâu dài, bền vững).

C. Tính hấp dẫn (mang lại lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp).

D. Tính trừu tượng, mơ hồ, khó thực hiện được mục tiêu kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

- Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.

Câu 8. Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là

A. Lực lượng lao động.

B. Ý tưởng kinh doanh.

C. Cơ hội kinh doanh.

D. Năng lực quản trị.

Đáp án đúng là: C

Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).

Câu 9. Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợpAnh V có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh.

Câu hỏi: Theo em, nhận định trên nói về năng lực nào của anh V?

A. Năng lực nắm bắt cơ hội.

B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

C. Năng lực phân tích và sáng tạo.

D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.

Đáp án đúng là: B

Thông tin khai thác được từ trường hợp trên cho thấy anh V có năng lực tổ chức, lãnh đạo.

Câu 10. Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thiết lập quan hệ.

B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

C. Năng lực cá nhân.

D. Năng lực phân tích và sáng tạo.

Đáp án đúng là: D

Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và thách thức trong công việc kinh doanh của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực phân tích và sáng tạo.

Câu 11. Thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Đáp án đúng là: A

Thực hiện trách nhiệm của người kinh doanh với tổ chức, cộng đồng và xã hội - đó là biểu hiện cho năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

Câu 12. Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Đáp án đúng là: C

Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, biết xác định mục tiêu ngắn hạn, dài hạn - đó là biểu hiện cho năng lực định hướng chiến lược.

Câu 13. Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Đáp án đúng là: D

Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nắm bắt cơ hội.

Xem thêm Lý thuyết các bài Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Thị trường lao động và việc làm

Lý thuyết Bài 7: Đạo đức kinh doanh

Lý thuyết Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Lý thuyết Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Lý thuyết Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực

Đánh giá

0

0 đánh giá