Lý thuyết Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 (Cánh diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

486

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh (Cánh Diều) | Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11.

Lý thuyết Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 (Cánh diều) Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

A. Lý thuyết Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

1. Ý tưởng kinh doanh

a. Ý tưởng kinh doanh và sự cần thiết của ý tưởng kinh doanh

- Ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận.

- Để có một ý tưởng kinh doanh tốt, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải quan tâm đến tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

- Có hai dạng ý tưởng kinh doanh là: ý tưởng cải tiến kinh doanh và ý tưởng kinh doanh mới.

- Để tồn tại và phát triển, các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải có ý tưởng kinh doanh ban đầu và không ngừng sáng tạo, đổi mới ý tưởng kinh doanh để có thể thu được lợi nhuận, duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng sự phát triển trong tương lai.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Những yếu tố không thể thiếu của một ý tưởng kinh doanh tốt

b. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh

- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có vai trò quan trọng đối với quá trình kinh doanh của các chủ thể. Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:

+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).

+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.

- Trên cơ sở các nguồn đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh xây dựng ý tưởng kinh doanh của mình sao cho khả thi nhất và ra quyết định để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực.

2. Cơ hội kinh doanh

- Cơ hội kinh doanh là tập hợp các hoàn cảnh thuận lợi tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ của một nhóm khách hàng dẫn đến xuất hiện cơ hội thoả mãn nhu cầu này, qua đó thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).

- Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.

3. Tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và xác định, đánh giá các cơ hội kinh doanh

- Xây dựng ý tưởng và xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Người kinh doanh biết xây dựng ý tưởng và đánh giá đúng cơ hội kinh doanh thì có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đem lại giá trị cho người mua và đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Nếu xây dựng ý tưởng không tốt và đánh giá không đúng cơ hội kinh doanh thì hiệu quả thu được không cao, thậm chí có thể khiến các chủ thể sản xuất kinh doanh thất bại.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Để ý tưởng kinh doanh thành hiện thực phụ thuộc nhiều yếu tố bên ngoài

4. Các năng lực cần thiết của người kinh doanh

- Để thành công, mỗi người kinh doanh cần phải có các năng lực cơ bản như:

+ Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Năng lực tổ chức, lãnh đạo;

+ Năng lực nắm bắt cơ hội kinh doanh;

+ Năng lực thiết lập quan hệ;

+ Có khả năng phân tích và sáng tạo, có tầm nhìn chiến lược;

+ Luôn kiên trì với mục tiêu, nỗ lực hết mình với công việc kinh doanh và thực hiện trách nhiệm với xã hội.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Một số năng lực quan trọng của các nhà lãnh đạo đích thực

B. Bài tập Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Câu 1. Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh được gọi là

A. ý tưởng kinh doanh.

B. lợi thế nội tại.

C. cơ hội kinh doanh.

D. cơ hội bên ngoài.

Đáp án đúng là: A

Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây được coi là xuất phát điểm của quá trình sản xuất kinh doanh; thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận?

A. Nguồn vốn đầu tư.

B. Ý tưởng kinh doanh.

C. Lực lượng lao động.

D. Năng lực quản trị.

Đáp án đúng là: B

- Ý tưởng kinh doanh là điểm xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân hoặc tổ chức trong việc lựa chọn loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường nhằm thu được lợi nhuận.

Câu 3. Ý tưởng kinh doanh thường được chia thành 2 dạng, là:

A. ý tưởng kinh doanh cải tiến và ý tưởng kinh doanh mới.

B. ý tưởng kinh doanh khả thi và ý tưởng kinh doanh không khả thi.

C. ý tưởng kinh doanh trong quá khứ và ý tưởng kinh doanh hiện tại.

D. ý tưởng kinh doanh hữu dụng và ý tưởng kinh doanh không hữu dụng.

Đáp án đúng là: A

Có hai dạng ý tưởng kinh doanh là: ý tưởng cải tiến kinh doanh và ý tưởng kinh doanh mới.

Câu 4. Có nhiều dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt, ngoại trừ dấu hiệu nào dưới đây?

A. Tính vượt trội.

B. Lợi thế cạnh tranh.

C. Tính mới mẻ, độc đáo.

D. Tính trừu tượng, phi thực tế.

Đáp án đúng là: D

- Những dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt là: tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi; lợi thế cạnh tranh.

Câu 5. Nhận định nào dưới đây là sai khi nói về một ý tưởng kinh doanh tốt?

A. Có tính vượt trội.

B. Có tính mới mẻ, độc đáo.

C. Không có tính khả thi.

D. Có lợi thế cạnh tranh.

Đáp án đúng là: C

- Những dấu hiệu nhận diện một ý tưởng kinh doanh tốt là: tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi; lợi thế cạnh tranh.

Câu 6. Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, bao gồm:

A. nguồn vốn đầu tư và khát vọng khởi nghiệp.

B. kinh nghiệm khởi nghiệp và yếu tố nội lực.

C. cơ hội bên ngoài và thời cơ khách quan.

D. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.

Đáp án đúng là: D

- Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh:

+ Lợi thế nội tại: xuất phát từ đam mê, hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực,... của chủ thể kinh doanh.

+ Cơ hội bên ngoài: bắt nguồn từ một nhu cầu mới chưa được đáp ứng, lợi thế cạnh tranh, thuận lợi về vị trí triển khai hay thuận lợi từ một chính sách vĩ mô,...

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.

B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.

D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:

+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).

+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Câu 8. Nội dung nào sau đâyphản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.

B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.

D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

Đáp án đúng là: D

- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:

+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).

+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Câu 9. Một trong những cơ hội bên ngoài giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là

A. nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

B. khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh.

C. sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

D. khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.

Đáp án đúng là: A

- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:

+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).

+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Câu 10. Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh?

A. Trình độ chuyên môn của chủ thể kinh doanh.

B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh.

C. Khả năng huy động các nguồn lực.

D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Đáp án đúng là: D

- Các nguồn tạo ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ:

+ Lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...).

+ Cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh; vị trí triển khai; chính sách vĩ mô của Nhà nước.

Câu 11. Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận) được gọi là

A. Lực lượng lao động.

B. Ý tưởng kinh doanh.

C. Cơ hội kinh doanh.

D. Năng lực quản trị.

Đáp án đúng là: C

Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh (thu lợi nhuận).

Câu 12. Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt?

A. Hấp dẫn.

B. Ổn định.

C. Đúng thời điểm.

D. Lỗi thời.

Đáp án đúng là: D

- Một cơ hội kinh doanh tốt cần phải có tính hấp dẫn, ổn định, đúng thời điểm, khả năng duy trì sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho người tiêu dùng.

Câu 13. Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thiết lập quan hệ.

B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

C. Năng lực cá nhân.

D. Năng lực phân tích và sáng tạo.

Đáp án đúng là: A

Sự khéo léo, chủ động trong giao tiếp, đàm phán; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ bên trong và bên ngoài liên quan đến công việc kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực thiết lập quan hệ.

Câu 14. Có ý chí bền bị cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thiết lập quan hệ.

B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

C. Năng lực cá nhân.

D. Năng lực phân tích và sáng tạo.

Đáp án đúng là: C

Có ý chí bền bị cả về thể chất và tinh thần, duy trì thái độ lạc quan và dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh; biết tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân - đó là biểu hiện cho năng lực cá nhân.

Câu 15. Đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.

Câu hỏi: Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị M?

A. Năng lực nắm bắt cơ hội.

B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.

C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

D. Năng lực thiết lập quan hệ.

Đáp án đúng là: A

Việc chị M tận dụng việc công ty đối thủ đang gặp khó khăn để mở rộng thị thần đã cho thấy chị M có năng lực nắm bắt cơ hội.

Xem thêm Lý thuyết các bài Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Lạm phát

Lý thuyết Bài 8: Đạo đức kinh doanh

Lý thuyết Bài 9: Văn hóa tiêu dùng

Lý thuyết Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Lý thuyết Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá