Lý thuyết Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

759

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á (Cánh Diều) Lịch sử 11 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Lịch sử 11.

Lý thuyết Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

A. Lý thuyết Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

1. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

a) Đông Nam Á hải đảo

- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Malắcca (Malaixia), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Tại Philíppin:

Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị. Thực dân Tây Ban Nha áp đặt hệ thống hành chính mới với trung tâm là Manila, cùng với đó là sự mở rộng của Thiên Chúa giáo và nền văn hóa, giáo dục chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha.

+ Năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philíppin. Quân Mỹ đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa khiến hàng trăm nghìn người Philíppin thiệt mạng

- Tại Inđônêxia:

+ Từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo. Đến đầu thế kỉ XIX, phần lớn quần đảo Inđônêxia nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan.

+ Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị Inđônêxia và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn với trung tâm chính trị đặt tại Batavia (nay là Gia-các-ta). Chính quyền thực dân đã thi hành chế độ thuế khoá và áp bức nặng nề đối với người dân thuộc địa.

- Tại Malaixia:

+ Quá trình thực dân Anh xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo như Pêrắc, Kêđa, Kêlantan, Pênang.... đã diễn ra trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, đưa tới sự thành lập Mã Lai thuộc Anh.

+ Chính quyền thực dân cai trị gián tiếp qua các công sứ. Hoạt động khai thác kinh tế thuộc địa được đẩy mạnh, đặc biệt là khai thác thiếc và đồn điền cao su. Để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Anh đã đưa nhiều lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ đến làm việc tại Mã Lai.

Tại Xingapo:

+ Năm 1819, thực dân Anh kí hiệp ước với các thủ lĩnh Hồi giáo địa phương để thiết lập cảng Xingapo. Đến năm 1824, toàn bộ Xingapo trở thành thuộc địa của Anh.

+ Nước Anh xác lập chế độ cai trị trực tiếp tại Xingapo, biến nơi đây thành hải cảng giao thương giữa châu Âu và châu Á. Trong vòng bốn thập kỉ, Xingapo phát triển từ một làng chài có dân số hơn 1000 người trở thành trung tâm thương mại khu vực.

b) Đông Nam Á lục địa

♦ Tại Mianma:

- Thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào các năm 1824 - 1826, 1852, 1885 và biến Mianma thành thuộc địa.

- Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh đã tổ chức hệ thống cai trị trực tiếp, đồng thời tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý của Mianma.

♦ Tại 3 nước Đông Dương:

- Ở Việt Nam:

+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha lấy cớ triều Nguyễn cấm đạo, hạn chế giao thương, đã nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Năm 1862, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ và đến năm 1867 hoàn thành xong việc đánh chiếm cả vùng Nam Bộ Việt Nam.

+ Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Ở Campuchia:

Năm 1863, thực dân Pháp ép chính quyền Campuchia kí hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Campuchia, biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp.

+ Năm 1884, một hiệp ước mới được kí kết giữa thực dân Pháp và chính quyền Campuchia với những điều khoản có lợi cho thực dân Pháp.

- Ở Lào: Pháp buộc Xiêm kí hiệp ước với Pháp thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào (1893), biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp và nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

- Nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương:

+ Thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương, đặt phủ toàn quyền ở Hà Nội; xây dựng bộ máy cai trị chặt chẽ, bao gồm cả hoạt động cai trị trực tiếp và cai trị gián tiếp thông qua quan chức bản xứ.

+ Tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn trên toàn Đông Dương.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

2. Công cuộc cải cách ở Xiêm

a) Bối cảnh, nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm

* Bối cảnh

- Từ giữa thế kỉ XIX, trong công cuộc Anh và Pháp mở rộng quá trình xâm lược ở Đông Nam Á lục địa, Xiêm trở thành đối tượng bị thực dân phương Tây nhòm ngó. Khi Anh chiếm Mianma và Pháp xâm lược Đông Dương, Xiêm trở thành vùng đệm giữa hai thế lực thực dân.

- Nhận thức mối đe dọa của chủ nghĩa thực dân và nhu cầu phát triển đất nước, triều đình Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ nền độc lập.

- Công cuộc cải cách của Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời trị vì của vua Rama IV (1851 - 1868) và Rama V (1868 - 1910).

Lý thuyết Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

* Nội dung của cuộc cải cách:

- Chính trị, quân sự:

+ Xây dựng mô hình nhà nước thống nhất và tập trung theo hướng hiện đại. Chính phủ được tổ chức thành các bộ có quyền lực ngang nhau.

+ Tổ chức lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, quyền lực của giới quý tộc địa phương từng bước bị xóa bỏ.

+ Giải tán hội đồng quý tộc, xây dựng hệ thống luật pháp hiện đại với sự cố vấn của các quan chức phương Tây.

- Kinh tế: sử dụng các cố vấn ngoại quốc nhằm phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại...

- Xã hội: xóa bỏ chế độ lao dịch và quan hệ nô lệ, ban hành Luật việc làm quy định tất cả người lao động phải được trả lương.

- Văn hóa:Thành lập các trường đại học theo mô hình phương Tây, cải cách giáo dục, cử sinh viên sang các nước Âu - Mỹ du học.

- Ngoại giao: Từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí với các cường quốc phương Tây, xây dựng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới.

b) Ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm

- Mở ra giai đoạn mới cho lịch sử nước Xiêm, đưa nền kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa với nhiều thành tựu quan trọng về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại.

- Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái, khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.

- Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, giữ vững chủ quyền đất nước. Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược và cai trị.

B. Bài tập Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á 

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.

B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.

C. Mua chuộc và biến các thế lực phong kiến địa phương thành tay sai.

D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.

Chọn C

- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:

+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...

+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?

A. Phát triển hệ thống giao thông vận tải.

B. Chú trọng hoạt động khai thác khoáng sản.

C. Cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng bức trồng trọt”.

D. Chia ruộng đất cho nông dân nghèo cày cấy.

Chọn D

- Chính sách cai trị về kinh tế:

+ Phát triển hệ thống giao thông vận tải.

+ Chú trọng phát triển các ngành: khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng…

+ Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

+ Tăng thuế cũ và đặt ra nhiều loại thuế mới.

Câu 3. Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã tác động như thế nào đến đời sống văn hóa của cư dân Đông Nam Á?

A. Cư dân Đông Nam Á được khai hóa văn minh.

B. Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở nhiều nước.

C. Xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống.

D. Đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống.

Chọn C

Nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á, gây nên sự xung đột văn hóa, tôn giáo ở nhiều nước.

Câu 4. Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời kì trị vì của

A. vua Ra-ma I và Ra-ma II.

B. vua Ra-ma II và Ra-ma III.

C. vua Ra-ma III và Ra-ma IV.

D. vua Ra-ma IV và Ra-ma V.

Chọn D

Công cuộc cải cách ở Xiêm được tiến hành chủ yếu dưới thời kì trị vì của vua Ra-ma IV và Ra-ma V.

Câu 5. Vua Ra-ma V cho công bố chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm vào thời gian nào?

A. Năm 1892.

B. Năm 1898.

C. Năm 1897.

D. Năm 1874.

Chọn B

Năm 1898, sau khi đi khảo sát nền giáo dục ở châu Âu, vua Ra-ma V đã cho công bố Chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm.

Câu 6. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, triều đình Xiêm đã thực hiện chính sách cải cách nào trên lĩnh vực xã hội?

A. Nghiêm cấm quan lại sử dụng nô lệ.

B. Thực hiện chính sách “hạn nô”.

C. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ.

D. Duy trì chế độ nô lệ.

Chọn C

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trên lĩnh vực xã hội, triều đình Xiêm đã thực hiện việc: xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.

Câu 7. So với các nước Đông Nam Á, tình hình chính trị ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có điểm gì khác biệt?

A. Xiêm bị biến thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

B. Xiêm vẫn giữ được nền độc lập tương đối.

C. Xiêm trở thành vùng phụ thuộc của Anh.

D. Xiêm bị biến thành vùng bảo hộ của Pháp.

Chọn B

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập.

Câu 8. Công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đã

A. thất bại, đẩy Vương quốc Xiêm lún sâu vào suy thoái, khủng hoảng.

B. thành công, đưa Xiêm phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.

C. thất bại, Xiêm bị mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

D. thành công, đưa Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Chọn D

Công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đã thành công, đưa Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX?

A. Tiến hành cải cách khi đất nước đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.

B. Đạt được nhiều thành tựu, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. Tiến hành cải cách nhằm mục đích bảo vệ nền độc lập dân tộc và phát triển đất nước.

D. Cuộc cải cách diễn ra khi chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.

Chọn D

- Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có nhiều điểm tương đồng:

+ Bối cảnh: Tiến hành khi đất nước đang phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

+ Mục đích : bảo vệ nền độc lập dân tộc và phát triển đất nước.

+ Nội dung : tiến hành cải cách toàn diện, trên nhiều lĩnh vực. Nội dung cải cách được học hỏi từ hình mẫu của các nước tư bản phương Tây.

+ Kết quả : cải cách thành công (ở những mức độ khác nhau), đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây và hướng sự phát triển của đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 10. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) đều

A. diễn ra khi đất nước đã bị của thực dân phương Tây nô dịch, thống trị.

B. thất bại, đẩy đất nước lún sâu vào suy thoái, khủng hoảng nghiêm trọng.

C. thành công, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. học hỏi kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Mãn Thanh.

Chọn C

- Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có nhiều điểm tương đồng:

+ Bối cảnh: Tiến hành khi đất nước đang phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

+ Mục đích : bảo vệ nền độc lập dân tộc và phát triển đất nước.

+ Nội dung : tiến hành cải cách toàn diện, trên nhiều lĩnh vực. Nội dung cải cách được học hỏi từ hình mẫu của các nước tư bản phương Tây.

+ Kết quả : cải cách thành công (ở những mức độ khác nhau), đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây và hướng sự phát triển của đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)?

A. Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ, linh hoạt của người Thái.

B. Đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. Giúp Xiêm giữ được độc lập, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

D. Giúp Xiêm phát triển mạnh mẽ, trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á.

Chọn D

- Ý nghĩa của công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX):

+ Giúp Xiêm giữ được độc lập, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

+ Đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.

+ Phản ánh tinh thần độc lập, tự chủ của người Thái; khả năng ngoại giao khéo léo, sự linh hoạt trong nhận thức và vận dụng các yếu tố thời đại phục vụ cho lợi ích quốc gia.

Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.

B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.

C. Sử dụng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.

Chọn C

- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:

+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...

+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

Câu 13. Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp vì

A. chế độ phong kiến ở Xiêm vững mạnh, không nước nào có đủ khả năng lật đổ.

B. triều đình Xiêm chấp nhận “cắt đất cầu hòa” cho cả thực dân Anh và Pháp.

C. có vị trí nằm giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp.

D. triều đình Xiêm nhận được sự bảo hộ của cả Anh và Pháp.

Chọn C

Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp. Vì, Xiêm có vị trí địa lý nằm giữa khu vực thuộc địa của Anh (Ấn Độ, Miến Điện) và Pháp (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) => cả hai nước đế quốc này đều không muốn đụng độ với nhau ở Xiêm. Anh và Pháp đều nhân nhượng lẫn nhau trong các vấn đề ở Xiêm => Xiêm đã lợi dụng điều đó, sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo để giữ nền độc lập.

Câu 14. Năm 1897, vua Ra-ma V đã tiến hành

A. chuyến công du sang các nước châu Âu.

B. Chương trình giáo dục theo hướng hiện đại.

C. cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.

D. chính sách cấm đạo, đàn áp tín đồ Thiên Chúa giáo.

Chọn A

Năm 1897, Ra-ma V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện các chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga, nhằm mục tiêu xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước đó.

Câu 20. Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã

A. thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng.

B. thực hiện chính sách cấm đạo Thiên Chúa.

C. tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại.

D. khước từ mọi quan hệ giao thương với phương Tây.

Chọn C

Nhận thức được mối đe dọa xâm lược của thực dân phương Tây và nhu cầu phát triển đất nước, từ giữa thế kỉ XIX, triều đình Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách theo hướng hiện đại hóa nhằm bảo vệ nền độc lập.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?

A. Trật tự xã hội truyền thống ở Đông Nam Á vẫn được duy trì.

B. Các giai cấp cũ bị phân hóa, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.

C. Các giai cấp cũ bị xóa bỏ, trong xã hội xuất hiện nhiều lực lượng mới.

D. Xã hội văn minh, bắt kịp với trình độ phát triển của phương Tây.

Chọn B

- Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, kết cấu xã hội ở các nước Đông Nam Á có sự chuyển biến:

+ Các giai cấp cũ (nông dân, địa chủ phong kiến,…) bị phân hóa

+ Xuất hiện các lực lượng mới, như: tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản, công nhân,…

Câu 16. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?

A. Đời sống văn hóa không xuất hiện yếu tố mới.

B. Văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á.

C. Văn hóa Đông Nam Á chi phối văn hóa phương Tây.

D. Văn hóa phát triển, bắt kịp với trình độ của phương Tây.

Chọn B

Dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây, tình hình văn hoá cũng có nhiều thay đổi. Văn hoá phương Tây du nhập vào Đông Nam Á. Nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật mang phong cách châu Âu xuất hiện. Tôn giáo, luật pháp, giáo dục phương Tây được truyền bá vào khu vực với mục đích chính là để phục vụ nền cai trị của thực dân.

Câu 17. Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm

A. truyền bá văn hóa, khai hóa văn minh cho cư dân trong khu vực.

B. hỗ trợ các nước trong khu vực khôi phục và phát triển nền kinh tế.

C. nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Đông Nam Á.

D. phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.

Chọn D

Trong quá trình cai trị Đông Nam Á, thực dân phương Tây chú trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải, nhằm phục vụ các chương trình khai thác thuộc địa và mục đích quân sự.

Câu 18. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á?

A. Tiêu diệt các thế lực phong kiến địa phương để thâu tóm quyền hành.

B. Để cho người bản xứ nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị.

C. Thâu tóm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...

D. Không cho phép người bản xứ tham gia vào bộ máy hành chính.

Chọn C

- Một số chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á:

+ Duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

+ Nắm các quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự...

+ Dùng chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.

+ Chú trọng việc xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa để bảo vệ bộ máy cai trị và đàn áp sự phản kháng của người dân thuộc địa.

Câu 19. Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây

A. từng bước chuẩn bị cho quá trình xâm lược Đông Nam Á.

B. bắt đầu mở rộng quá trình xâm nhập vào Đông Nam Á.

C. đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á.

D. buộc phải trao trả độc lập cho các nước Đông Nam Á.

Chọn C

Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Câu 20. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á hải đảo, ngoại trừ việc khu vực này

A. có nguồn hương liệu và hàng hóa phong phú.

B. có nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc.

C. là vùng đất vô chủ, hoang vắng và dân cư thưa thớt.

D. nằm trên tuyến đường biển nối liền phương Đông và phương Tây.

Chọn C

Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, nhiều thương cảng sầm uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và phương Tây.

Câu 21. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược quốc gia nào ở Đông Nam Á?

A. Cam-pu-chia.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Mi-an-ma.

D. Ma-lai-xi-a.

Chọn B

Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Hà Lan đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược In-đô-nê-xi-a.

Câu 22. Đến đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Malaixia, Xingapo, Brunây đặt dưới sự cai trị của

A. thực dân Anh.

B. thực dân Tây Ban Nha.

C. thực dân Pháp.

D. thực dân Bồ Đào Nha.

Chọn A

Đến đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Malaixia, Xingapo, Brunây đặt dưới sự cai trị của thực dân Anh dưới nhiều hình thức khác nhau.

Câu 23. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp?

A. Phi-líp-pin.

B. Lào.

C. Cam-pu-chia.

D. Xiêm.

Chọn D

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập là Xiêm. Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

Câu 24. Đến cuối thế kỉ XIX, những nước nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

B. Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.

C. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.

D. Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.

Chọn A

Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

Xem thêm Lý thuyết các bài Lịch sử 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Lý thuyết Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Lý thuyết Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

Lý thuyết Bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XI)

Lý thuyết Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

Đánh giá

0

0 đánh giá