Lý thuyết Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

511

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Kinh tế khu vực Mỹ La tinh (Kết nối tri thức) Địa lí 11 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Địa lí 11.

Lý thuyết Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Bài giải Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh 

A. Lý thuyết Địa lí 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

I. Tình hình phát triển kinh tế

1. Quy mô GDP

- Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

- Quy mô GDP của các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn, các nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực năm 2020 là Bra-xin (1448,7 tỉ USD), Mê-hi-cô (1073,9 tỉ USD).

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

2. Tốc độ tăng GDP

- Khu vực Mỹ La-tinh tiến hành công nghiệp hoá khá sớm (thế kỉ XIX).

- Nền kinh tế Mỹ La-tinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP luôn biến động.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

3. Cơ cấu kinh tế:

- Từ năm 1990 đến nay, nhiều nước Mỹ La-tinh chuyển sang nền kinh tế thị trường.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

Lý thuyết Góc lượng giác (Kết nối tri thức) Địa lí 11 (ảnh 1)

II. Các ngành kinh tế

1. Nông nghiệp

- Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

- Cơ cấu cây trồng của Mỹ La-tinh rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Các cây lương thực chính là ngô, lúa mì. Năm 2020, Mỹ La-tinh sản xuất hơn 208 triệu tấn lương thực; các nước sản xuất lương thực hàng đầu là: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pa-ra-goay, Mê-hi-cô,…

+ Cây công nghiệp là thế mạnh trong nông nghiệp Mỹ La-tinh. Các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,...

+ Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ La-tinh là bò, gia cầm; các nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a….

- Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá (đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ).

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

2. Công nghiệp

- Công nghiệp đóng góp quan trọng vào GDP của khu vực Mỹ La-tinh.

- Công nghiệp khai khoáng rất phát triển dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. Mỹ La-tinh là nơi sản xuất 45% lượng đồng, 50% lượng bạc, 21% lượng kẽm của thế giới.

- Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến, chế tạo được chú trọng phát triển, nhiều sản phẩm đạt trình độ công nghệ cao (sản xuất ô tô, máy bay,...).

- Các nước phát triển mạnh nhất là Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê, Mê-hi-cô.

3. Dịch vụ

- Ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào GDP của khu vực và tỉ trọng có xu hướng tăng.

- Lĩnh vực dịch vụ quan trọng của Mỹ La-tinh là ngoại thương.

+ Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là quặng khoáng sản, dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thịt, sữa,...

+ Các đối tác thương mại chính của Mỹ La-tinh là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

- Mỹ La-tinh là khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch nhờ có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, nền văn hóa đặc sắc.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

B. Bài tập Địa lí 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Đang cập nhật ...

Xem thêm Lý thuyết các bài Địa lí 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

Lý thuyết Bài 8: Thực hành viết báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà liên bang Bra-xin

Lý thuyết Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

Lý thuyết Bài 10: Thực hành viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hoà liên bang Đức

Lý thuyết Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Đánh giá

0

0 đánh giá