Lý thuyết Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

621

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Lý thuyết Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á (Cánh Diều) Địa lí 11 hay, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức từ đó dễ dàng làm các bài tập Địa lí 11.

Lý thuyết Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

A. Lý thuyết Địa lí 11 Bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

I. Chuẩn bị

- Thu thập, chọn lọc, hệ thống hoá tư liệu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam Á

- Lập đề cương báo cáo.

II. Nội dung thực hành

- Viết báo cáo trình bày một số thông tin nổi bật về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á.

Gợi ý:

- Tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á:

+ Trữ lượng dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

+ Phân bố.

- Khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á:

+ Phương thức khai thác.

+ Sản lượng khai thác và xuất khẩu.

III. Gợi ý thu thập tư liệu

- Thu thập tư liệu từ các sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam Á.

- Một số website có tư liệu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác ở khu vực Tây Nam Á:

+ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): https://www.opec.org

+ Ngân hàng Thế giới: https://www.worldbank.org

IV. MỘT SỐ THÔNG TIN THAM KHẢO

1. Tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á

- Trữ lượng: Khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng dầu đã được xác minh năm 2020 là 113,2 tỉ tấn dầu, chiếm 46,3% (gần một nửa) so với trữ lượng dầu mỏ của các mỏ dầu trên toàn thế giới (244,4 tỉ tấn).

- Phân bố: Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á được phát hiện đầu tiên vào năm 1908 tại I-ran, các mỏ dầu tập trung nhiều nhất ở các nước: Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

2. Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.

- Phương thức khai thác: Để khai thác dầu mỏ cần khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, thông thường dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của vỉa. Khi lượng dầu giảm thì áp suất cũng giảm đi, phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước hay khí xuống để duy trì áp suất cần thiết. Đa số nước trong khu vực có phần lớn các giếng dầu nằm trên đất liền và tương đối nông. Tuy nhiên tại nhiều khu vực khác các giếng dầu được khoan và khai thác ngoài biển kéo theo chi phí khá cao.

- Sản lượng khai thác: Sản lượng dầu thô các nước khu vực Tây Nam Á đã khai thác được năm 2020 đạt 1297,3 triệu tấn, chiếm 31,1% tổng sản lượng khai thác dầu thô của thế giới với 4165,1 triệu tấn. Dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dồi dào, nhiều mỏ dầu lớn nằm gần cảng, hàm lượng các-bon, lưu huỳnh trong dầu thô thấp, giá nhân công rẻ, lợi nhuận cao nên trung bình hàng năm các nước này khai thác được hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm 1/3 sản lượng dầu toàn thế giới. 

- Xuất khẩu: 

+ Dầu mỏ của khu vực được khai thác và chuyển theo hệ thống ống dẫn tới các cảng để xuất khẩu dưới dạng dầu thô. Lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực Tây Nam Á năm 2020 đạt 874,9 triệu tấn, chiếm 41,5% sản lượng dầu thô xuất khẩu của toàn thế giới (2108,6 triệu tấn).

+ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được ra đời để kiểm soát giá dầu trên toàn thế giới - đây là một tổ chức hùng mạnh trong thương mại quốc tế.

+ Việc khai thác và vận chuyển dầu xuất khẩu tiềm ẩn nhiều nguy cơ tràn dầu gây ô nhiễm môi trường cao.

B. Bài tập Địa lí 11 Bài 15: Thực hành: Viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

Đang cập nhật ...

Xem thêm Lý thuyết các bài Địa lí 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Tây Nam Á

Lý thuyết Bài 16: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Hoa Kỳ

Lý thuyết Bài 17: Kinh tế Hoa Kỳ

Lý thuyết Bài 18: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kỳ

Lý thuyết Bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang Nga

Đánh giá

0

0 đánh giá