Photpho (P): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

280

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu các kiến thức trọng tâm về Photpho (P) bao gồm định nghĩa, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế của Photpho, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Hóa học. Mời các bạn đón xem:

Photpho (P): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

I. Định nghĩa Photpho (P) là gì? 

   - Photpho là một phi kim

   - Kí hiệu: P

   - Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p3 hay [Ne]3s23p3

   - Số hiệu nguyên tử: Z = 15

   - Khối lượng nguyên tử: 31

   - Vị trí trong bảng tuần hoàn:

   + Ô, nhóm: ô số 15, nhóm VA

   + Chu kì: 3

   - Độ âm điện: 2,19

II. Tính chất vật lí & nhận biết của Photpho (P)

   - Photpho có 2 dạng thù hình là photpho trắng và photpho đỏ

  Photpho trắng (P4) Photpho đỏ (P4)n
Tính chất vật lí

- Là chất rắn màu trắng, mềm, nhiệt độ nóng chảy thấp (44,1oC), dễ bay hơi

→ kém bền.

- Có cấu trúc mạng tinh thể phân tử

- Là bột màu đỏ thẫm, bền hơn photpho trắng (có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn)

- Có cấu trúc polime

Độ tan

- Không tan trong nước

- tan được trong một số dung môi hữu cơ: CS2, benzen,…

- Rất độc, gây bỏng nặng

- Không tan trong các dung môi thông thường

- Không độc, không gây bỏng da

 

III. Tính chất hóa học của Photpho (P)

Nhận xét:

- Để đơn giản trong phản ứng hóa học người ta sử dụng kí hiệu P

- P vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa

1. Tính khử

a. Khử phi kim mạnh hơn:O2, Cl2, S...

   - Khử O2 : Tính chất hóa học của Photpho (P) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

    Tính chất hóa học của Photpho (P) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   Photpho trắng tác dụng với oxi ở điều kiện thường, phản ứng tỏa năng lượng ở dạng ánh sáng → gây ra hiện tượng phát quang hóa học

   Photpho đỏ chỉ tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao

   - Khử : Tính chất hóa học của Photpho (P) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng (photpho triclorua)

   Tính chất hóa học của Photpho (P) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng (photpho pentaclorua)

b. Khử một số hợp chất có tính oxi hóa mạnh

   Tính chất hóa học của Photpho (P) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

2. Tính oxi hóa

   * P oxi hóa các kim loại hoạt động tạo ra photphua kim loại

   Tính chất hóa học của Photpho (P) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

IV. Trạng thái tự nhiên của Photpho (P)

   - Trong tự nhiên, nguyên tố P chỉ có ở dạng hợp chất

   + Ở cơ thể sống: người, động vật, thực vật,…

   + Ở vỏ trái đất: quặng apatit (3Ca3(PO4)2.CaF2 ); quặng photphorit ( Ca3(PO4)2)

V. Điều chế Photpho (P)

   Tính chất hóa học của Photpho (P) | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   Quặng than cốc cát

VI. Ứng dụng của Photpho (P)

   - Điều chế H3PO4

   - Sản xuất diêm

   - Điều chế bom cháy, lựu đạn khói

VII. Các hợp chất quan trọng của photpho

   - Axit photphoric ( H3PO4 )

   - Muối của H3PO4

   - Phân lân

VIII. Bài tập liên quan về Photpho (P)

Bài 1: Cho 44 gam NaOH 10% tác dụng với 10 gam axit H3PO4 39,2%.

a. Muối thu được là muối gì?

b. Tính nồng độ phần trăm muối trong dung dịch sau phản ứng.

Lời giải:

Số mol NaOH là nNaOH = 44.10/100.40 = 0,11 mol

Số mol H3PO4 là nH3PO4 = 10.39,2/100.98 = 0,04 mol

T = 0,11/0,04 = 2,75 mol ⇒ tạo ra 2 muối Na2HPO4 và Na3PO4

Phương trình phản ứng:

2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

Ta có : x + y = 0,04 (1) và 2x + 3y = 0,11 (2) ⇒ x = 0,01 và y = 0,03 mol

⇒nNa2HPO4 = 0,01 mol và nNa3PO4 = 0,03 mol

mNa2HPO4 = 0,01.142 = 1,42 gam; mNa3PO4 = 0,03.164 = 4,92 gam

mdd = 44 + 10 = 54 gam

Nồng độ phần trăm của các muối trong dung dịch sau phản ứng là:

C%( Na2HPO4) = 1,42/54.100% = 2,63%; C%( Na3PO4) =4,92/54.100% = 9,11%

Bài 2: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 0,2 M vào 1 lit dung dịch Ca(OH)2 0,012 M. Tính khối lượng muối tạo thành sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Lời giải:

nH3PO4 = 0,02 mol; nOH- = 0,024 mol

T = 0,024/0,02 = 1,2 ⇒ tạo ra 2 muối H2PO4- và HPO42-

Phương trình phản ứng:

Ca(OH)2 + 2H3PO4 → Ca(H2PO4)2 + 2H2O

Ca(OH)2 + H3PO4 → CaHPO4 + 2H2O

Gọi số mol của Ca(H2PO4)2 và CaHPO4 lần lượt là x, y mol

Ta có : 2x + y = 0,02 (1) và x + y = 0,012 (2)

⇒x = 0,008 mol và y = 0,004 mol

Khối lượng các muối sau phản ứng là:

mCa(H2PO4)2 = 0,008. 234 = 1,872 gam

mCaHPO4 = 0,004. 136 = 0,544 gam

Bài 3: Cho 44g NaOH vào dd chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dd thu được đến cạn khô. Muối được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là:

Lời giải:

T = 2,75 tạo 2 muối: Na2HPO4 (x mol) và Na3PO4 (y mol); 2x + 3y = 1,1 (1) và x + y = 0,4 (2) ⇒ x = 0,1 và y = 0,3.

Bài 4: Số mol P2O5 cần thêm vào dd chứa 0,03 mol KOH để thu được dd chứa 2 muối K2HPO4 và KH2PO4 với số mol bằng nhau:

Lời giải:

nK2HPO4 = nKH2PO4 = x mol; 2x + x = 0,03 ⇒ x= 0,01 mol; nH3PO4 = 0,01 + 0,01 = 0,02 mol ⇒ nP2O5 = 0,02/2 = 0,01 mol.

Bài 5: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH a M thu được 1,2 gam muối NaH2PO4 và 1,42 mol Na2HPO4. Giá trị của a là:

Lời giải:

nNa2HPO4 = 0,01 mol; nNaH2PO4 = 0,01 mol; nNaOH = 0,01 + 0,01.2 = 0,03 mol ⇒ a = 0,03/0,2 = 0,15 M

Xem thêm các chất hữu cơ chi tiết khác:

Silic (Si): Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá