Bạn cần đăng nhập để download tài liệu

Công thức tính cường độ dòng điện hay nhất - Vật lý lớp 11 HAY NHẤT

155

Với Công thức tính cường độ dòng điện Vật lý lớp 11 chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ các Công thức tính cường độ dòng điện từ đó biết cách làm bài tập Vật lý 11. Mời các bạn đón xem:

Công thức tính cường độ dòng điện hay nhất - Vật lý lớp 11

1. Định nghĩa

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng Dq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Dt và khoảng thời gian đó.

2. Công thức – Đơn vị đo

- Công thức: I=ΔqΔt

Trong đó:

I là cường độ dòng điện, có đơn vị ampe (A);

q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Dt, có đơn vị cu lông (C);

t là khoảng thời gian điện lượng Dq dịch chuyển, có đơn vị là giây (s).

- Đơn vị của cường độ dòng điện và của điện lượng

+ Đơn vị của cường độ dòng điện trong hệ SI là ampe (A): 1A = 1C1s

+ Đơn vị của điện lượng là culông (C): 1C = 1A.1s

3. Mở rộng

+ Đối với dòng điện không đổi, cường độ dòng điện của dòng điện không đổi được xác định bằng công thức:

I=qt

Trong đó: I là cường độ dòng điện, có đơn vị ampe (A)   

q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây dẫn trong thời gian t.

+ Từ công thức cường độ dòng điện, có thể xác định điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây dẫn trong thời gian t là q = I.t.

Biết điện tích của một electron là |e| = 1,6.10-19 C, ta có thể xác định số electron dịch chuyển qua tiết diện dây trong thời gian t như sau: Ne=Δqe

+ Khi cường độ dòng điện nhỏ có thể dùng đơn vị miliampe (mA) và micro-ampe (μA). Đổi đơn vị như sau:

 1A = 1000 mA; 1 A = 106 μA; 1mA = 10-3 A; 1μA = 10-6 A.

+ Điện lượng cũng thường sử dụng các đơn vị miliculông (mC) hoặc micro – culông (μC). Đổi đơn vị như sau:

1C = 1000 mC; 1 C = 106 μC; 1mC = 10-3 C; 1μC = 10-6 C.

4. Ví dụ minh họa

Bài 1: Một điện lượng 6mC dịch chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 3,0 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.

Bài giải:

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn:

 I = ΔqΔt=6.1033=2.103(A) = 2 (mA)

Đáp án: 2 mA

Bài 2: Trong khoảng thời gian đóng công tắc để chạy một tủ lạnh thì cường độ dòng điện trung bình đo được là 6 A. Khoảng thời gian đóng công tắc là 0,3 s. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ tủ lạnh.

Bài giải:

Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ tủ lạnh:

 Ta có: I = ΔqΔt => Dq = I. Dt = 6.0,3 = 1,5 (C)

Đáp án: 1,5 C

Bài 3: Một bóng đèn dây tóc đang sáng bình thường. Dòng điện không đổi chạy qua bóng đèn có cường độ 0,3 A. Hãy tính:

a) Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây tóc trong thời gian 1 phút.

b) Số electron dịch chuyển qua tiết diện dây tóc trong thời gian 1 phút.

Bài giải:

Đổi 1 phút = 60 giây.

a) Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây tóc trong thời gian 1 phút là:

 Áp dụng công thức: I=qt => q = I . t = 0,3. 60 = 18 (C)

b) Số electron dịch chuyển qua tiết diện dây tóc trong thời gian 1 phút là:

Ta có:  q =  N.|e|  => N= qe=181,6.1019 = 11,25 .1019

Đáp án : a) 18 C ; b) 11,25.1019 electron

Xem thêm tổng hợp các công thức Vật lí đầy đủ, chi tiết khác:

Công thức tính hiệu điện thế hay nhất | Cách tính hiệu điện thế

Công thức tính tụ điện hay nhất | Cách tính tụ điện

Công thức tính tụ điện mắc nối tiếp hay nhất | Cách tính tụ điện mắc nối tiếp

Công thức tính tụ điện mắc song song hay nhất | Cách tính tụ điện mắc song song

Công thức tính năng lượng tụ điện hay nhất | Cách tính năng lượng tụ điện

Công thức tính suất điện động

Công thức tính điện năng hao phí trong nguồn điện có điện trở trong

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Công thức tính công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua

Công thức tính công của nguồn điện

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá