SBT KTPL 11 (Cánh diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11

343

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập KTPL lớp 11 trang 106 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin Sách bài tập KTPL lớp 11 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT KTPL lớp 11 Bài 20.

SBT KTPL 11 (Cánh diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | Giáo dục kinh tế và pháp luật 11

Bài 1 trang 106 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?

A. Mọi công dân.

B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.

D. Chỉ nhà báo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận.

Bài 2 trang 106 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?

A. Phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

B. Phát biểu ở bất cứ nơi nào.

C. Phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên Facebook.

D. Gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách: phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học

Bài 3 trang 106 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?

A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.

B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

C. Chê bai trường mình ở những nơi khác ngoài trường.

D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách: phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.

Bài 4 trang 106 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B. Quyền xây dựng bộ máy nhà nước.

C. Quyền tham gia xây dựng chính sách kinh tế, xã hội.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Bài 5 trang 106 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do báo chí?

A. Sáng tạo tác phẩm báo chí.

B. Cung cấp thông tin cho báo chí.

C. Góp ý kiến với báo chí.

D. Tiếp cận thông tin báo chí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí.

Bài 6 trang 107 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền tự do báo chí?

A. Cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình địa phương mình.

B. Viết bài báo xuyên tạc sự thật, nói xấu chính quyền.

C. Viết bài thể hiện quan điểm của mình về vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước.

D. Cung cấp thông tin tốt về hoạt động của doanh nghiệp cho báo chí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Viết bài báo xuyên tạc sự thật, nói xấu chính quyền là hành vi xâm phạm quyền tự do báo chí.

Bài 7 trang 107 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có quyền tiếp cận thông tin như thế nào?

A. Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

B. Được cung cấp thông tin ở mọi nơi, mọi lúc.

C. Chỉ được cung cấp thông tin qua báo chí.

D. Chỉ được cung cấp thông tin qua cán bộ, công chức nhà nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Công dân có quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Bài 8 trang 107 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có thể được tiếp cận thông tin bằng cách thức nào dưới đây?

A. Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai.

B. Yêu cầu mọi cán bộ, công chức nhà nước cung cấp công khai.

C. Yêu cầu người đứng đầu các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

D. Tự do tiếp cận thông tin từ các nguồn ngoài cơ quan nhà nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Được tiếp cận thông tin bằng cách tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

Bài 9 trang 107 SBT Kinh tế Pháp luật 11:Công dân có quyền tiếp cận những thông tin nào dưới đây?

A. Mọi thông tin của cơ quan nhà nước.

B. Thông tin mà Nhà nước cung cấp công khai.

C. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện.

D. Thông tin nội bộ của mỗi cơ quan nhà nước.

E. Thông tin về các cuộc họp của cơ quan nhà nước.

G. Thông tin có nội dung quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia.

H. Thông tin có nội dung quan trọng về lĩnh vực chính trị.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B; C; E

Bài 10 trang 107 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin, công dân có nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Tự do truyền đạt theo ý mình về nội dung thông tin được cung cấp.

B. Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.

C. Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người khác.

D. Tự do phát biểu bày tỏ quan điểm của mình về thông tin được cung cấp.

E. Tuân thủ quy định pháp luật về tiếp cận thông tin.

G. Mở rộng nội dung thông tin cho phong phú.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B; C: E

- Khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin, công dân có nghĩa vụ:

+ Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.

+ Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người khác.

+ Tuân thủ quy định pháp luật về tiếp cận thông tin.

Bài 11 trang 108 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin có thể gây ra hậu quả gì dưới đây?

A. Làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

B. Làm phương hại đến đạo đức xã hội.

C. Làm ảnh hưởng đến truyền thống của dân tộc.

D. Gây thiệt hại kinh tế đất nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin có thể làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Bài 12 trang 108 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Do không đồng tình với kết quả cuộc thi hoa hậu, ông X đã đăng lên Facebook cá nhân quan điểm, thái độ không đồng tình của mình về kết quả cuộc thi, đồng thời bịa đặt nhiều điều không hay để miệt thị nhan sắc, xúc phạm danh dự của hoa hậu Y. Một số người thấy vậy cho rằng ông X đã thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân, nhưng một số người khác thì lại cho rằng hành vi của ông X là vi phạm quyền tự do ngôn luận.

a) Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?

b) Hành vi của ông X có thể dẫn đến hậu quả gì?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Đồng ý với ý kiến cho rằng hành vi của ông X vi phạm quyền tự do ngôn luận, vì Hiến pháp quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, nhưng tự do ngôn luận không có nghĩa là tuỳ tiện bày tỏ quan điểm, chính kiến của cá nhân. Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải đặt trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Ông X đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vu khống, xúc phạm danh dự của hoa hậu Y.

♦ Yêu cầu b) Việc ông X đăng bài miệt thị hoa hậu Y trên Facebook, là hành vi xúc phạm danh dự của hoa hậu Y, vi phạm điều nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng năm 2018, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hành vi của ông X tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lí vi phạm hành chính: cụ thể, hành vi xúc phạm nhân phẩm, uy tín của người khác trên Facebook là vi phạm điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Hành vi này bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và bị buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm. Hành vi vi phạm của ông X còn có thể bị xử lí hình sự về “Tội vu khống” theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, có thể bị cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Bài 13 trang 108 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tổ trưởng tổ dân phố B tổ chức cuộc họp các hộ gia đình trong tổ để mọi người đóng góp ý kiến về xây dựng khu dân cư văn minh, sạch đẹp. Nhiều ý kiến phát biểu góp ý về việc tổ trưởng tổ dân phố chưa nhắc nhở những gia đình không tham gia vệ sinh công cộng vào sáng Chủ nhật hằng tuần; về việc một số gia đình còn vứt rác không đúng nơi quy định; về việc có gia đình còn bật nhạc to làm ảnh hưởng cuộc sống của những người xung quanh.

Theo em, sự tham gia ý kiến của những người trong tổ dân phố B có phải là thực hiện quyền tự do ngôn luận hay không? Vì sao?

Lời giải:

- Những người trong tổ dân phố đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, vì công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận để đóng góp ý kiến với cơ quan, trường học, khu dân cư, nơi sinh sống, học tập và công tác. Trong trường hợp này, nhân dân tổ dân phố B đã phát biểu bày tỏ ý kiến với tổ trưởng tổ dân phố về tình hình trong khu dân cư mình sinh sống, là thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Bài 14 trang 108 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Có một nhà báo đến trường trung học cơ sở N phỏng vấn giáo viên và học sinh về hoạt động thực hiện đổi mới giáo dục của trường. H được đề nghị trả lời phỏng vấn để cung cấp thông tin cho nhà báo về những chủ trương và việc làm cụ thể mà nhà trường đang triển khai thực hiện, nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. H từ chối trả lời, vì cho rằng mình là học sinh nên chưa có quyền trả lời báo chí để cung cấp thông tin về tình hình của trường mình được. Theo H, đây là việc làm của Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo.

Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của bạn H? Vì sao?

Lời giải:

- Không đồng ý với ý kiến của bạn H, vì theo Điều 10 Luật Báo chí năm 2016, quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí. Như vậy, công dân, không phân biệt thành phần, nghề nghiệp, địa vị xã hội,... đều có quyền tự do báo chí. Trong trường hợp này, bạn H là học sinh cũng có quyền tự do báo chí, thông qua việc cung cấp thông tin cho báo chí.

Bài 15 trang 109 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tháng 5 năm 2021, nhân việc một số người bị ảnh hưởng bởi dự án khu đô thị mới ở huyện T thuộc tỉnh C, K đã đến gặp những người này để thu thập một số thông tin, tài liệu liên quan đến dự án khu đô thị mới như đơn khiếu kiện, quyết định giải quyết đơn khiếu nại của Uỷ ban nhân dân huyện T, quyết định cưỡng chế thu hồi đất, quyết định về chủ trương đầu tư khu đô thị mới và quyết định điều chỉnh đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh C. Sau đó, K viết bài trên YouTube với nội dung phản ánh sai sự thật, sử dụng thông tin không có sự kiểm chứng, xác thực, đưa ra nhận định chủ quan, suy diễn, vu khống, đả kích chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của địa phương, bôi nhọ, xúc phạm một số cán bộ lãnh đạo địa phương.

a) Hành vi của K đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?Vì sao?

b) K có thể bị xử li như thế nào về hành vi của mình?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Hành vi của K xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận của công dân, vì đã cố tình lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bịa đặt, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Hiến pháp quy định, công dân có quyền tự do ngôn luận, những việc thực hiện quyền này phải theo quy định của pháp luật.

♦ Yêu cầu b) Vì hành vi vi phạm của mình, K có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, hoặc có thể bị xử lí hình sự theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bài 16 trang 109 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Xã M là một xã ở đồng bằng Bắc Bộ, gần đây nhân dân xôn xao về vụ việc Uỷ ban nhân dân xã không minh bạch trong việc sử dụng tiền đóng góp của nhân dân để xây dựng đường liên thôn. Theo sự việc, một số người cho biết, Uỷ ban nhân dân xã thu tiền làm đường của các hộ dân trong xã cao hơn mức cần thiết, trong khi đã có một số người của xã công tác ở các địa phương khác ủng hộ nên số tiền vượt trội rất nhiều. Sau khi làm đường xong, ước tính còn dư khoảng 500 triệu đồng. Một số người dân đã liên hệ, tìm cách cung cấp tin này cho báo của tỉnh. Biết tin này, ông Phó Chủ tịch xã đã đe doạ, tìm cách cản trở những người cung cấp thông tin cho báo chí.

a) Em hãy cho biết những người dân trong tình huống trên có quyền cung cấp thông tin cho bảo chỉ hay không. Họ đã thực hiện quyền gì của công dân?

b) Hành vi của ông Phó Chủ tịch xã M có vi phạm pháp luật không? Ông sẽ phải nhận hậu quả gì nếu vi phạm pháp luật?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Những người dân trong tình huống có quyền cung cấp thông tin cho báo chí. Họ đã thực hiện quyền tự do báo chí, vì quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí. Trong tình huống này, một số người đã cung cấp thông tin cho báo chí là thực hiện đúng quyền tự do báo chí theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Báo chí năm 2016.

♦ Yêu cầu b) Hành vi của ông Phó Chủ tịch xã M vi phạm pháp luật về quyền tự do báo chí. Tuỳ theo mức độ vi phạm, ông Phó Chủ tịch xã M có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lí hình sự theo Điều 167 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Bài 17 trang 109 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ông Bá và ông Cao muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường đối với các hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp tập trung. Hai ông đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin. Sau khi nghe hai ông trình bày về mong muốn được tìm hiểu các thông tin liên quan đến chủ trương thu hồi đất, giá cả đền bù, ông Bá và ông Cao đã được đại diện cán bộ huyện cung cấp đầy đủ những thông tin hai ông đề nghị.

Trong tình huống này, ông Bá và ông Cao đã thực hiện quyền gì của công dân? Quyền đó của hai ông đã được thực hiện như thế nào?

Lời giải:

- Ông Bá và ông Cao đã thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo Điều 25 Hiến pháp năm 2013. Hai ông được thực hiện quyền tiếp cận thông tin bằng cách yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin cho mình theo Điều 10 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Bài 18 trang 110 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Xã T nằm ở ven biển miền Bắc. Thời gian qua, trước tình hình sự cố môi trường biển, một số kẻ xấu lợi dụng quyền tự do ngôn luận đã công khai truyền thông tin trên mạng xã hội kích động người dân khiếu kiện, biểu tình, tụ tập gây rối trật tự cộng cộng. Hoạt động tuyên truyền, kích động này đã dẫn đến tình trạng một số người mắc mưu kẻ xấu kích động dẫn đến khiếu kiện, biểu tình, tụ tập gây rối. Nhưng đại đa số nhân dân nghe theo chính quyền địa phương giải thích, không nghe theo kẻ xấu phát tán thông tin, truyền tin, tuân thủ pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Nhân dân còn phê phán, đấu tranh với các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, vi phạm pháp luật của Nhà nước.

Trong trường hợp trên, nhân dân xã T đã thực hiện trách nhiệm công dân như thế nào trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận?

Lời giải:

- Trong trường hợp này, nhân dân xã T đã thực hiện tốt trách nhiệm công dân, thể hiện ở việc tuân thủ pháp luật về tự do ngôn luận, không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của Hiến pháp và Luật Tiếp cận thông tin.

Bài 19 trang 110 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh M làm đề tài nghiên cứu khoa học về tình hình Biển Đông, muốn tìm hiểu một số tài liệu bí mật mà Nhà nước chưa công bố để làm tư liệu cho đề tài của mình. Anh M đến cơ quan tuyên giáo phụ trách về vấn đề Biển Đông, đề nghị được cung cấp các tài liệu có thông tin thuộc về bí mật quốc gia, nhưng đề nghị của anh không được đáp ứng.

Theo em, vì sao anh M không được cung cấp các tài liệu có thông tin bí mật của Nhà nước về Biển Đông?

Lời giải:

- Anh M không được cung cấp tài liệu có thông tin bí mật của Nhà nước về Biển Đông, vì đây là thông tin có nội dung quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia. Theo quy định tại Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin, đây là loại thông tin không được tiếp cận, vì nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Bài 20 trang 110 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình như thế nào.

Lời giải:

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh. Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:

+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

+ Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; không được xâm phạm quyền của người khác, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.

+ Biết bảo vệ quyền của mình; tố cáo, phê phán, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền của mình và của người khác.

+ Nhắc nhở bạn bè xung quanh cùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

Xem thêm lời giải SBT KTPL lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá