Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Lịch sử 8 Bài 11 từ đó học tốt môn Lịch sử 8.
SBT Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
Bài tập 1 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
Câu 1.1 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Giai cấp công nhân ra đời là do hệ quả của
A. cách mạng tư sản.
B. các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu.
C. cách mạng công nghiệp.
D. cách mạng vô sản.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.2 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Phong trào Hiến chương là một phong trào rộng lớn, có tổ chức của
A. công nhân Pháp.
B. công nhân Anh.
C. công nhân Hà Lan.
D. công nhân Đức.
Lời giải:
Chọn đáp án B
A. Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
C. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
D. Tuyên ngôn của những người cộng sản.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.4 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản do ai soạn thảo?
A. C. Mác.
B. Ph. Ăng-ghen.
C.V. I. Lê-nin.
D. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
Lời giải:
Chọn đáp án D
A. về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân.
B. về vai trò và sứ mệnh của giai cấp tư sản.
C. về sự thành lập nền chuyên chính vô sản.
D. về sự phát triển của xã hội loài người.
Lời giải:
Chọn đáp án A
Câu 1.6 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1848.
B. Năm 1864.
C. Năm 1876.
D. Năm 1895.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Câu 1.7 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Quốc tế thứ hai được thành lập vào năm nào?
A. Năm 1848.
B. Năm 1864.
C. Năm 1889.
D. Năm 1895.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 1.8 trang 49 SBT Lịch Sử 8: Cơ quan cao nhất của Nhà nước kiểu mới ở Pháp là
A. Chính phủ lâm thời.
B. Hội đồng Xô viết.
C. Hội đồng Công xã.
D. Uỷ ban Công xã.
Lời giải:
Chọn đáp án C
A. tiến cử.
B. bầu cử.
C. căn cứ vào vai trò của từng cá nhân trong cách mạng.
D. phổ thông đầu phiếu.
Lời giải:
Chọn đáp án D
A. Bô-xtơn.
B. Si-ca-gô.
C. Phi-la-đen-phi-a.
D. Niu Oóc.
Lời giải:
Chọn đáp án B
A. các đảng, nhóm có khuynh hướng tiến bộ của giai cấp công nhân.
B. một số đảng và tổ chức cộng sản.
C. các nhóm truyền bá chủ nghĩa Mác
D, các nhóm có khuynh hướng mác-xít.
Lời giải:
Chọn đáp án B
A. Quốc tế Cộng sản.
B. tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân.
C. cơ quan lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế.
D. tổ chức thống nhất hành động của công nhân quốc tế.
Lời giải:
Chọn đáp án B
1844, 1818, chủ xưởng, phong trào công nhân, 1842, 1820, cách mạng, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Tiến sĩ, thông minh, trí thức, Đồng minh những người cộng sản
C. Mác sinh năm (1)... trong một gia đình (2)... gốc Do Thái ở thành phố Ti-ri-ơ, Đức. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng (3)..., năm 23 tuổi đỗ (4)... và sớm có khuynh hướng (5)... nên bị trục xuất khỏi nước Đức. Ông đã sang Pa-ri (Pháp) để tiếp tục nghiên cứu và tham gia (6)....
Ph. Ăng-ghen sinh năm (7)... trong một gia đình (8)... giàu có ở thành phố Bác-men, Đức. Do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên ông tỏ ra khinh ghét họ. Năm (9)...., Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn (10)....
Năm (11)..., Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác, hai ông đã thành lập (12)... - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
Từ những năm 40 của thế kỉ XIX, C. Mác và Ph. Ăng-ghen dần trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.
Lời giải:
C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở thành phố Ti-ri-ơ, Đức. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, năm 23 tuổi đỗ Tiến sĩ và sớm có khuynh hướng cách mạng nên bị trục xuất khỏi nước Đức. Ông đã sang Pa-ri (Pháp) để tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào công nhân.
Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở thành phố Bác-men, Đức. Do hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản nên ông tỏ ra khinh ghét họ. Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
Năm 1844, Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác, hai ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
Từ những năm 40 của thế kỉ XIX, C. Mác và Ph. Ăng-ghen dần trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.
1. Tháng 9 - 1864, C. Mác thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất).
2. Trong suốt thời kì tồn tại, Quốc tế thứ nhất đã tổ chức 5 kì đại hội.
3. Quốc tế thứ nhất chỉ tập trung vào những hoạt động truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học.
4. Quốc tế thứ nhất chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân quốc tế.
5. Quốc tế thứ nhất thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng như: tiến hành bãi công, thành lập công đoàn, ngày làm 8 giờ,...
Lời giải:
- Các câu đúng là: 1, 2, 4, 5.
- Câu sai là: 3 => sửa lại: Quốc tế thứ nhất ngoài truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học còn có nhiều hoạt động khác
Thời gian |
Sự kiện |
…(1).. |
Chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ. |
…(2).. |
Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn Vệ quốc quân cùng nhân dân Pa-ri từ các ngả tiến vào trung tâm Thủ đô, chiếm các cơ quan chính phủ. |
…(3).. |
Công xã Pa-ri chấm dứt hoạt động. |
Lời giải:
Thời gian |
Sự kiện |
1870 |
Chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ. |
18/3/1871 |
Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân, các tiểu đoàn Vệ quốc quân cùng nhân dân Pa-ri từ các ngả tiến vào trung tâm Thủ đô, chiếm các cơ quan chính phủ. |
28/5/1871 |
Công xã Pa-ri chấm dứt hoạt động. |
Bài tập 2 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu dưới đây và dựa vào kiến thức đã học:
Tư liệu: Công xã tách nhà thờ khỏi Nhà nước, quyết định không dạy giáo lí trong nhà trường. Công xã giao cho công nhân tất cả những xí nghiệp của bọn chủ trốn khỏi Pa-ri. Công nhân cộng tác chặt chẽ với chính quyền, đặt kế hoạch sản xuất và lập nội quy trong xưởng. Công nhân kiểm soát chế độ tiền lương và cấm cúp phạt.
(Theo Phạm Gia Hải (Chủ biên), Lịch sử thế giới cận đại (1871 - 1918), NXB Giáo dục, 1992, tr. 13 - 15)
Em hãy:
Lời giải:
Những việc làm mang lại quyền lợi cho nhân dân của Hội đồng Công xã:
- Tách nhà thờ khỏi Nhà nước, không dạy giáo lí trong nhà trường;
- Giao cho công nhân những xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn;
- Công nhân đặt kế hoạch sản xuất, lập nội quy trong xưởng;
- Công nhân kiểm soát chế độ tiền lương, cấm cúp phạt.
Câu 2.2 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Em có nhận xét gì về Công xã Pa-ri?
Lời giải:
Nhận xét: Công xã Pa-ri là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, nhà nước do nhân dân bầu ra, nhà nước chăm lo, bảo vệ lợi ích cho người lao động, khác về bản chất so với các kiểu nhà nước bóc lột đã hình thành trong lịch sử.
Thời gian |
Địa bàn |
Hoạt động tiêu biểu |
1864 - 1876 |
Các nước Âu - Mỹ |
Quốc tế thứ nhất được thành lập và tích cực hoạt động. |
…………… |
…………… |
…………… |
Lời giải:
Thời gian |
Địa bàn |
Hoạt động tiêu biểu |
1864 - 1876 |
Các nước Âu - Mỹ |
Quốc tế thứ nhất được thành lập và tích cực hoạt động. |
Cuối thế kỉ XIX |
Các nước Âu - Mỹ |
Nhiều tổ chức cộng sản được thành lập: Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883). |
1/5/1886 |
Mĩ |
Hơn 40 vạn công nhân thành phố Si-ca-gô biểu tình |
1889 - 1914 |
Các nước Âu - Mỹ |
Quốc tế thứ hai được thành lập và tích cực hoạt động. |
Bài tập 4 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Hình bên là cuộc biểu tình của công Du nhân Si-ca-gô (Mỹ) ngày 1 - 5 -1886 và từ năm 1889 đến nay, ngày 1 - 5 trở thành ngày Quốc tế Lao động.
Câu 4.1 trang 53 SBT Lịch Sử 8: Hãy mô tả hình bên.
Lời giải:
+ Năm 1886, tại thành phố Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký.
+ Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân tại thành phố Chicagô. Tuy các cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng có hơn 5 vạn công nhân được hưởng quyền làm việc 8 giờ/ ngày.
+ Ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế thứ hai đã quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của vô sản các nước.
Lời giải:
Ngày nay, ngày 1 - 5 vẫn là một ngày lễ rất quan trọng để giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới biểu dương lực lượng, biểu thị tình đoàn kết đấu tranh cho một xã hội công bằng, bình đẳng và tốt đẹp hơn,...
Lời giải:
- Vai trò của C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ nhất. C. Mác được bầu vào Ban lãnh đạo và trở thành “linh hồn” của tổ chức này.
+ C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo nhiều văn kiện, tài liệu là lý luận soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
+ Ph.Ăng-ghen tham gia sáng lập tổ chức Quốc tế thứ hai và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân,… => Ph. Ăng-ghen được xem là “linh hồn” của Quốc tế thứ hai.
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
SBT Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.