SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

341

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tâp Kinh tế Pháp luật 10 trang 44 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 7.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Bài tập 1 trang 44 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy cho biết mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở mỗi hình ảnh dưới đây và nguồn lực cần thiết của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm đó.

 (ảnh 1)
Lời giải:

- Ảnh 1: Mô hình kinh tế hợp tác xã - Nguồn lực: tập thể, đồng sở hữu.

- Ảnh 2: Mô hình kinh tế hộ gia đình - Nguồn lực: thành viên gia đình.

- Ảnh 3: Mô hình kinh tế hộ gia đình - Nguồn lực: thành viên gia đình.

- Ảnh 4: Mô hình kinh tế hợp tác xã - Nguồn lực: tập thể, đồng sở hữu.

- Ảnh 5: Mô hình kinh tế doanh nghiệp - Nguồn lực: chủ thể sản xuất kinh doanh. 

- Ảnh 6: Mô hình kinh tế doanh nghiệp - Nguồn lực: chủ thể sản xuất kinh doanh.

Bài tập 2 trang 45 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy liệt kê các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh và cho biết vai trò của mỗi nguồn lực đó.

Nguồn lực sản xuất

Vai trò

1.

 

 

2.

 

3.

 

4.

 

5.

 

Lời giải:

Nguồn lực sản xuất

Vai trò

1. Lực lượng lao động

Cung cấp người lao động cho doanh nghiệp, tổ chức.

2. Nguồn vốn

Có vai trò quan trọng trong việc kinh doanh.

3. Nguyên liệu sản xuất

Cung cấp nguồn vật liệu để sản xuất.

4. Kĩ thuật

Kĩ thuật giúp cho kinh doanh được phát triển thuận lợi, nhanh chóng.

5. Các nguồn lực khác

Các nguồn lực khác hỗ trợ để các nguồn lực khác phát triển.

Bài tập 3 trang 45 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy liệt kê các mô hình sản xuất kinh doanh và cho biết đặc điểm của mỗi mô hình.

Tên mô hình sản xuất kinh doanh

Đặc điểm

1.

 

 

2.

 

3.

 

Lời giải:

Tên mô hình

Đặc điểm

1. Mô hình kinh tế hộ gia đình

- Về lĩnh vực hoạt động: nông nghiệp: tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ....

- Quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.

2. Mô hình kinh tế hợp tác xã

- Hình thức tổ chức kinh tế thể hiện sự hợp tác, tương trợ với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh: vừa thể hiện tính kinh tế, vừa mang tính xã hội.

3. Mô hình kinh tế doanh nghiệp

- Về pháp lí: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.

- Về loại hình: mỗi doanh nghiệp đều tồn tại với loại hình cụ thể như doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), công ty cổ phần doanh nghiệp tư nhân....

- Về nguồn gốc hình thành vốn của doanh nghiệp: có thể do một cá nhân, tổ chức hoặc do nhiều cá nhân, tổ chức đóng góp vốn.

- Về quy mô của doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Bài tập 4 trang 45 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sản xuất kinh doanh?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Sản xuất kinh doanh một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh.

B. Sản xuất kinh doanh chỉ mang lại lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh.

C. Sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

D. Sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết vấn đề môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 5 trang 46 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Mô hình kinh tế hộ gia đình thường có quy mô vốn lớn, có trình độ kĩ thuật cao.

B. Mô hình kinh tế hộ gia đình là mô hình kinh tế dễ huy động vốn để sản xuất kinh doanh.

C. Quy mô sản xuất kinh doanh của mô hình kinh tế hộ thường nhỏ, vốn đầu tư thấp.

D. Mô hình kinh tế hộ gia đình dựa chủ yếu vào công nghệ và sức lao động hiện đại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 6 trang 46 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Mô hình kinh tế nào dưới đây là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, được thành lập trên tinh thần tự nguyện vì lợi ích chung của các thành viên?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Mô hình kinh tế hộ gia đình.

B. Mô hình kinh tế hợp tác xã.

C. Doanh nghiệp tư nhân.

D. Công ty cổ phần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 7 trang 46 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Mô hình kinh tế hợp tác xã là mô hình kinh tế thể hiện tính chất nào dưới đây (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Tính kinh tế và tính xã hội.

B. Tính tư nhân và tính xã hội.

C. Tính hợp tác và tính tư nhân.    

D. Tính kinh tế và tính tư nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 8 trang 46 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là loại hình doanh nghiệp nào dưới đây?

Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Công ty cổ phần.

B. Doanh nghiệp tư nhân.

C. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

D. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 9 trang 46 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về trách nhiệm của cổ đông? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Các cổ đông chịu trách nhiệm như nhau về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, không phân biệt số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

B. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

C. Cổ đông không phải chịu bất kì trách nhiệm nào về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.

D. Chỉ có cổ đông lớn nhất phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụtài sản khác của doanh nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 10 trang 47 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Sản xuất kinh doanh chỉ mang lại lợi ích cho bản thân chủ thể sản xuất.

B. Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, các chủ thể cần sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lí.

C. Trong số các nguồn lực đầu vào của sản xuất, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng nhất.

D. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

E. Sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.

Lời giải:

- Tán thành với ý kiến: B, D, E

- Không tán thành với ý kiến: A, C. Vì:

+ Ý kiến A. Sản xuất kinh doanh mang lại lợi ích cho bản thân chủ thể sản xuất và cho người tiêu dùng.

+ Ý kiến C. Trong số các nguồn lực đầu vào của sản xuất, lao động là yếu tố quan trọng nhất.

Bài tập 11 trang 47 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy lấy ví dụ cụ thể về các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay và chia sẻ những điều em biết về việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Loại hình doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Hình thức sở hữu

 

1. Doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

 

 

 

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

 

 

 

4. Công ty cổ phẩn

 

 

 

5. Doanh nghiệp tư nhân

 

 

 

6. Công ty hợp danh

 

 

 

Lời giải:

Loại hình doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Hình thức sở hữu

1. Doanh nghiệp nhà nước

Tập đoàn điện lực Việt Nam

Điện

Mô hình kinh tế doanh nghiệp

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Hoa Tiêu Hàng Hải Khu Vực I

Du lịch, hàng hải...

Mô hình kinh tế doanh nghiệp

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty TNHH sản xuất bật lửa Trung Lai

Bật lửa gas

Mô hình kinh tế doanh nghiệp

4. Công ty cổ phẩn

Công ty cổ phần may Sài Gòn

May mặc

Mô hình kinh tế doanh nghiệp

5. Doanh nghiệp tư nhân

Vingroup

Thực phẩm, bất động sản, xe cộ...

Mô hình kinh tế doanh nghiệp

6. Công ty hợp danh

Công ty Luật Hợp Danh Niềm Tin Việt

Luật

Mô hình kinh tế hợp tác xã

Bài tập 12 trang 47 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Không nên đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình vì mô hình này có nhiều hạn chế như quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.

B. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, không có tư cách pháp nhân.

C. Doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ không có lợi thế trong cạnh tranh.

D. Trong công ty cổ phần, các cổ đông được hưởng mức lợi tức như nhau.

E. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có tối thiểu hai thành viên là tổ chức, cá nhân và không giới hạn số thành viên góp vốn.

Lời giải:

- Đồng tình với ý kiến: B, C, E

- Không đồng tình với ý kiến: A, D. Vì: 

+ Ý kiến A. Nên đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình vì mô hình này có nhiều hạn chế như quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.

+ Ý kiến D. Trong công ty cổ phần, các cổ đông không được hưởng mức lợi tức như nhau.

Bài tập 13 trang 48 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Xử lí thông tin

Thông tin 1. Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi do các cấp Hội Nông dân phát động, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có nhiều mô hình chuyển đổi đa dạng, nhất là mô hình theo hướng trồng cây ăn quả trên đất dốc. Huyện Vân Hồ cũng là một địa phương có nhiều mô hình như thể. Trong số đó phải kể đến hộ gia đình anh Tráng A Cao ở bản Hua Tạt, xã Văn Hồ với mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc đã cho thu nhập bình quân mỗi năm gần 400 triệu đồng.

Sau một thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về mô hình trồng cây ăn quả đến năm 2013 gia đình anh Cao quyết định chuyển đổi cây trồng. Ban đầu khó khăn về vốn, gia đình anh đã vay tiền ngân hàng chính sách xã hội và người thân khoảng 200 triệu đồng để mua giống, phân bón, cải tạo đất. Từ nhận thức đúng về tính hiệu quả của cây ngô, cây lúa, gia đình anh đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích sang trồng các loại cây ăn quả, với định hướng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hưởng hữu cơ, thân thiện với môi trường trên toàn bộ diện tích canh tác. Sau 5 năm chuyển đổi cây trồng, gia đình anh đã có thu nhập khá từ vườn cây ăn quả. Đến năm 2018, anh Cao tham gia thành lập hợp tác xã nông nghiệp A Cao gồm 7 thành viên và do chính anh làm Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp này.

Do cần cù, chăm chỉ và mạnh dạn trong chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả, gia đình anh Cao có thu nhập ổn định, xây dựng nhà và mua sắm được nhiều tài sản có giá trị. Anh chính là một tấm gương hội viên nông dân vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng, một trưởng bản đầy trách nhiệm và là một người Bí thư Chỉ bộ bản gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, là tấm biểu đảng được ghi nhận và nhân rộng. gurong tiêu.

Thông tin 2. Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thống nhất và nâng cao một bước nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó xác định: “... kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.

Thông tin 2. Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thống nhất và nâng cao một bước nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó xác định: “... kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.

Thông tin 2. Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thống nhất và nâng cao một bước nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó xác định: “... kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.

Thông tin 2. Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng đầy đủ hơn. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục thống nhất và nâng cao một bước nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó xác định: “... kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.

Tuy vẫn có đánh giá riêng về vai trò, vị trí và định hướng phát triển của từng loại hình doanh nghiệp, nhưng nhìn chung, xuyên suốt văn kiện là tinh thần coi doanh nghiệp Việt Nam là một tổng thể gắn bó, liên kết, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh bình đẳng, tạo nên năng lực cạnh tranh của đất nước trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sự phát triển về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần quyết định vào việc thực hiện mục tiêu đưa nước ta đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp và thực hiện các mục tiêu tiếp theo đến năm 2030 và năm 2045. Văn kiện để ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động; tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%, đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60% - 65%.

a) Em hãy cho biết các mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở mỗi thông tin trên.

b) Em hãy xác định mối quan hệ giữa các loại hình doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của đất nước

Lời giải:

Yêu cầu a) Mô hình kinh doanh hợp tác xã và mô hình kinh tế doanh nghiệp.

Yêu cầu b) Mỗi một loại mô hình có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nhà nước. Cụ thể: 

- Giúp cho người lao động có được một công việc phù hợp với khả năng của mình; 

- Khi các doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp thì vấn đề cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế: từ đó sẽ giúp nâng cao sự cạnh trạnh cao trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của doanh nghiệp của chính mình 

Bài tập 14 trang 49 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Gia đình ông X có 4 thành viên đầu tư xây dựng mô hình vườn - ao - chuồng (VAC) trên diện tích hơn 5.000m, tổng kinh phi đầu tư hoàn thiện mô hình kinh tế của gia đình ông khoảng 300 triệu đồng. Thu nhập từ chăn nuôi lợn, gia cầm được ông dùng để quay vòng đầu tư tái sản xuất và mở rộng chuồng trại. Phế phẩm chăn nuôi dùng làm thức ăn cho cá và ủ làm phân bón cho cây. Gần đây, năm bắt nhu cầu thực phẩm sạch của các hộ gia đình ở thành phố, ông mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình sản xuất kinh doanh nông sản sạch. Với mô hình kinh tế tổng hợp VAC phát triển ổn định, sau khi trừ các khoản chi phi gia đình ông X thu nhập từ 300 triệu đến 400 triệu đồng/năm.

a) Em hãy cho biết mô hình sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến ở trưởng hợp trên. Hãy làm rõ đặc điểm mô hình sản xuất kinh doanh của ông X.

b) Em hãy làm rõ những ưu điểm và hạn chế của mô hình sản xuất kinh doanh trên.

Lời giải:

Yêu cầu a) Gia đình ông X là mô hình kinh tế hộ gia đình. Mô hình kinh doanh của ông X là mô hình gồm 4 thành viên, đầu tư và thu lợi nhuận với mô hình vườn - ao - chuồng. 

Yêu cầu b)

- Ưu điểm:

+ Quyền sở hữu và tỷ lệ vốn góp thường tập trung vào một người hoặc một nhóm người trong gia đình nên sẽ hạn chế việc người ngoài tham gia quản lý và điều hành công ty;

+ Việc tổ chức và quản lý công ty được thực hiện linh động, ngoài áp dụng điều lệ công ty thì có thể được giải quyết bởi các nguyên tắc, truyền thống gia đình;

+ Các thành viên trong công ty thường có trách nhiệm lớn đối với công việc.

+ Quan hệ hợp tác và sự tin tưởng giữa các thành viên trong công ty cao, chặt chẽ. Đây cũng là cơ sở để tạo niềm tin cho các đối tác trong hoạt động kinh doanh.

- Nhược điểm:

+ Khó khăn trong việc huy động vốn cũng như các nguồn lực khác ở bên ngoài như: cơ sở vật chất, nhân sự…

+ Sự phát triển và tính duy trì của công ty phải phụ thuộc cao vào yếu tố con người. Thông thường các doanh nghiệp muốn duy trì theo mô hình công ty gia đình thì phải có sự kế thừa của thế hệ sau. Những người quản lý sau yêu cầu phải có năng lực và triển vọng để phát triển công ty.

+ Sự mâu thuẫn, chia rẻ giữa các thành viên trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty. Một số công ty gia đình tan rã, ngừng hoạt động là do mâu thuẫn nội bộ.

Bài tập 15 trang 50 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Giang và Dũng thảo luận với nhau về mô hình kinh tế hợp tác xã.

Giang: Ở quê tớ có rất nhiều hộ gia đình đăng kí tham gia hợp tác xã vì hợp tác xã hỗ trợ đầu vào, bao tiêu đầu ra sản phẩm cho các hộ nông dân.

Dũng: Tớ còn nghe nói hợp tác xã hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thựcvật. Sau khi thu hoạch thì hợp tác xã bao tiêu, thu mua với giá cả được kí tronghợp đồng trước đó.

Giang: Nhưng tớ băn khoăn vì các thành viên tham gia hợp tác xã dù đóng góp nhiều hay ít vốn thi đều có quyền quyết định như nhau và khi có quá đông thành viên tham gia hợp tác xã thì việc quản lí sẽ khó khăn.

a) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của các bạn trong cuộc thảo luận trên? Vì sao?

b) Em hãy cho biết những ưu điểm và hạn chế của mô hình kinh tế hợp tác xã.

Lời giải:

Yêu cầu a) Đồng tình với ý kiến của Giang vì lời nói của bạn Giang thể hiện đúng với mô hình kinh tế hợp tác xã.

Yêu cầu b)

- Ưu điểm:

+ Không bị giới hạn bởi chủ thể tham gia nên hợp tác xã đã thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện cho việc sản xuất, kinh doanh của các cá thể riêng lẻ;

+ Nguyên tắc chính của hợp tác xã là dân chủm bình đăng, do vậy các thành viên có quyền biểu quyết, đưa ra quyết định các vấn đề quan trọng của hợp tác xã như nhau mà không bị ảnh hưởng bởi số vốn góp;

+ Các thành viên tham gia vào hợp tác xã chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn đã góp vào hợp tác xã, điều kiện đã giúp cho các thành viên trong hợp tác xã yên tâm công tác.

- Nhược điểm:

+ Cũng do cơ chế bình đẳng, dù đóng góp được nhiều hay ít vốn thì đều có quyền quyết định như nhau đối với vấn đề của hợp tác xã, nên mô hình hợp tác xã thường không thu hút được thành viên đóng góp được nhiều vốn, vì thành viên tham gia hợp tác xã sẽ cảm thấy quyền lợi về việc quyết định không phù hợp với số vốn mà mình đã góp.

+ Số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông nên sẽ có nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp trong quá trình quản lý hợp tác xã.

+ Nguồn vốn của hợp tác xã thường được huy động chủ yếu từ nguồn vốn góp từ các thành viên và có tiếp nhận thêm các khoản trợ cấp, hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức khác, nhưng qua đó cũng cho thấy khả năng huy động vốn không cao so với các hình thái kinh tế khác.

Bài tập 16 trang 50 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Những năm gần đây ở địa phương của A đẩy mạnh phong trào trồng dưa lưới trong nhà mảng, một số hộ gia đình đã bước đầu thành công trong sản xuất kinh doanh. A mong muốn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ lựa chọn ngành học liên quan đến kĩ thuật nông nghiệp để sau này có thể phát triển mô hình trồng dưa lưới và các loại cây trồng khác. Khi biết được xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của A, bố mẹ và bạn bè khuyên A không nên học ngành này vì vất vả, không có tương lai.

a) Theo em, A có nên nghe theo lời khuyên của bố mẹ và bạn bè không? Vì sao?

b) Nếu là bạn của A, em sẽ khuyên A như thế nào?

Lời giải:

Yêu cầu a) A không nên nghe theo lời khuyên của bố mẹ và bạn bè. Hành động của A có ý thức phát triển xây dựng kinh tế.

Yêu cầu b) Nếu là bạn A em sẽ khuyên A học hành chăm chỉ, có những sáng kiến sáng tạo áp dụng được vào thực tế.

Bài tập 17 trang 50 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác xã; mô hình kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân; loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; loại hình doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Lời giải:

* Sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác xã

 

Hộ sản xuất kinh doanh

 

Hợp tác xã

Quyền hạn quyết định của thành vien

Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình

Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã

Người đại diện theo pháp luật

Chủ hộ kinh doanh

Chủ tịch hội đồng quản trị

Cơ cấu tổ chức

Chủ hộ kinh doanh, thành viên

Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

Căn cứ phân chia lợi nhuận

Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.

Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.

Quyền và trách nhiệm tài sản

Chịu trách nhiệm vô hạn

Chịu trách nhiệm hữu hạn

Quyền khắc và

sử dụng

con dấu

Không được khắc dấu

Được quyền khắc và sử dụng con dấu

* Sự khác nhau giữa mô hình kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân;

 

Hộ sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân

Bản chất

- Là một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ do cá nhân hoặc nhóm cá nhân làm chủ (không phải doanh nghiệp)

Là mô hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ

Chủ thể

thành lập

- Cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- (Hoặc) Một số hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh

- Do một cá nhân đủ 18 tuổi,  có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài làm chủ.

Quy mô

Kinh doanh

- Sử dụng dưới 10 lao động

- Chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm

- Lớn hơn hộ kinh doanh

- Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, số lượng lao động

Đăng kí

kinh doanh

- Tùy từng trường hợp mới cần phải đăng kí kinh doanh

- Thực hiện đăng kí kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu

- Luôn bắt buộc phải thực hiện đăng kí kinh doanh theo thủ tục thành lập doanh nghiệp

- Thực hiện đăng kí kinh doanh ở Sở kế hoạch đầu tư. Được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và con dấu

Cơ cấu tổ chức

Quản lí

Không có hệ thống tổ chức quản lí rõ ràng

Cơ cấu quản lí chặt chẽ hơn hộ kinh doanh. Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định việc quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh

Chuyển nhượng

Không được chuyển nhượng hộ kinh doanh cho chủ thể khác

- Có thể bán hoặc cho thuê doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Giải thể

- Không áp dụng hình thức: phá sản, giải thể như quy định của Luật doanh nghiệp, luật phá sản

- Áp dụng hình thức: phá sản, giải thể như quy định của Luật doanh nghiệp, luật phá sản

* Sự khác nhau giữa loại hình doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân;

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

 

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân.

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như: điện, xổ số kiến thiết...

Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp.

* Sự khác nhau giữa: công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

 

Công ty cổ phần

Công TNHH hai thành viên trở lên

Số lượng

thành viên

- Tối thiểu là 03 thành viên và không giới hạn tối đa.

- Tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Cấu trúc vốn

- Vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau, được ghi nhận bằng cổ phiếu.

- Vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau.

Góp vốn

- Góp đủ số vốn đã đăng ký góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

- Góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.

Huy động vốn

- Được phát hành cổ phiếu.

- Không được phát hành cổ phiếu.

Chuyển nhượng vốn

- Dễ dàng, tự do chuyển nhượng (trừ trong 03 năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác và cho người khác không phải là cổ đông sáng lập khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông).

- Chuyển nhượng phải có điều kiện (ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên công ty).

Cơ cấu tổ chức công ty

- Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức giữ dưới 50% tổng số cổ phần thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát);

- Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị).

- Có một mô hình gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (công ty có ít hơn 11 thành viên không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát).

* Sự khác nhau giữa: doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH một thành viên.

Tiêu chí

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH 1 thành viên

 Chủ sở hữu

- Cá nhân

Tổ chức, cá nhân

 Điều khoản ràng buộc

- Có

- Không có

 Vốn điều lệ

- Góp đủ ngay khi đăng ký

- Góp đủ trong thời hạn 90 ngày

 Tài sản công ty và tài sản chủ sở hữu

- Không tách biệt

- Tách biệt

 Chịu trách nhiệm tài sản

- Vô hạn

- Hữu hạn

 Khả năng huy động vốn

- Hạn chế

- Đa dạng

 Tư cách pháp nhân

- Có 

- Không

 Quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp

- Không có

- Có

 Tăng, giảm vốn điều lệ

- Không có điều kiện

- Có điều kiện

 Cơ cấu tổ chức, quản lý

- Có 1 mô hình

- Có 2 mô hình

Bài tập 18 trang 50 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy tìm hiểu xu hướng sản xuất kinh doanh thích hợp với hộ gia đình trong thời gian tới và chia sẻ với các bạn trong lớp.

Lời giải:

- Xu hướng kinh doanh trong tương lai:

+ Kinh doanh mỹ phẩm.

+ Kinh doanh điện thoại.

+ Kinh doanh đồ handmade.

+ Kinh doanh đồ ăn chay.

Bài tập 19 trang 50 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy giới thiệu một mô hình sản xuất kinh doanh của hợp tác xã ở địa phương nơi em sinh sống và cho biết lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ý nghĩa, hiệu qua của mô hình này.

Lời giải:

- Hợp tác xã nông nghiệp thành phố.

+ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Nông nghiệp.

+ Ý nghĩa: Thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy cung - cầu.

+ Hiệu quả của mô hình: Mô hình hợp tác xã nông nghiệp thành phố phù hợp với thực trạng và có những biện pháp vô cùng hợp lý với thành phố.

Bài tập 20 trang 50 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Là công dân học sinh, em hãy tìm hiểu các mô hình kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân và chia sẻ với các bạn trong lớp về sự lựa chọn của mình.

Lời giải:

- Trong tương lai, mô hình kinh tế hộ gia đình hợp với bản thân em vì hiện tại gia đình em đang theo mô hình này và trong tương lai em sẽ nối nghiệp và phát triển thêm về mô hình này.

Xem thêm lời giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 6: Thuế | Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 8: Tín dụng | Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 9: Dịch vụ tín dụng | Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá