SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 6: Thuế | Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

360

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tâp Kinh tế Pháp luật 10 trang 35 Bài 6: Thuế sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 6.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 6: Thuế

Bài tập 1 trang 35 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy gọi tên loại thuế trong các hình ảnh dưới đây và làm rõ:

- Đặc trưng cơ bản của từng loại thuế.

- Đối tượng chịu thuế.

- Người nộp thuế.

 (ảnh 2)Lời giải:

- Thuế giá trị gia tăng (VAT):

+ Đối tượng chịu thuế: các loại hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng.

+ Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Đặc trưng: là loại thuế thu vào các hàng hoá, dịch vụ đặc biệt.

+ Đối tượng chịu thuế: các loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu tụ đặc biệt.

+ Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế.

- Thuế thu nhập cá nhân

+ Đặc trưng: là khoản tiên mà người có thu nhập cao phải trích nộp một phần vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

+ Đối tượng chịu thuế: các loại thu nhập cá nhân theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

+ Người nộp thuế: cá nhân có thu nhập chịu thuế.

- Thuế tiêu thu nhập doanh nghiệp

+ Đặc trưng: là loại thuế thu vào thu nhập của doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Đối tượng chịu thuế: các loại thu nhập cúa doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Người nộp thuế: doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

+ Đặc trưng: là loại thuế thu vào hoạt động sử dụng đất phi nông nghiệp.

+ Đối tượng chịu thuế: các loại đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

+ Người nộp thuế: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế.

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

+ Đặc trưng: là loại thuế thu vào hoạt động xuất khẩu, nhập  hàng hoá.

+ Đối tượng chịu thuế: các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

+ Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khâu hàng hoá thuộc đổi tượng chịu thuế.

- Thuế bảo vệ môi trường

+ Đặc trưng: là loại thuế thụ vào hàng hoá khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

+ Đối tượng chịu thuế: các loại hàng hoá theo quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường.

+ Người nộp thuế: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế.

- Thuế tài nguyên

+ Đặc trưng: là loại thuế thu vào hoạt động khai thác tài nguyên.

+ Đối tượng chịu thuế: các loại tài nguyên theo quy định của Luật Thuế tài nguyên.

+ Người nộp thuế: tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế.

Bài tập 2 trang 36 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy ghép nội dung ở cột B với một nội dung ở cột A cho phù hợp.

A

B

1. Thuế giá trị gia tăng

a. là loại thuế thu vào hoạt động khai thác tài nguyên.

 

2. Thuế thu nhập cá nhân

b. là loại thuế thu vào các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp

c. là loại thuế thu vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

d. là loại thuế thu vào thu nhập của cá nhân có thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật.

4. Thuế tiêu thụ đặc biệt

e. là loại thuế thu trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

5. Thuế bảo vệ môi trường

g. là loại thuế thu vào thu nhập của doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật.

h. là loại thuế thu vào hoạt động sử dụng đất phi nông nghiệp.

6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

i. là loại thuế thu vào hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

7. Thuế xuất, nhập khẩu

k. là loại thuế thu vào hoạt động sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp.

Lời giải:

Ghép nối:

1 – e)

2 – d)

3 – g)

4 – b)

5 – i)

6 – k)

7 – c)

 

 

Bài tập 3 trang 36 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước không bắt buộc của hộ gia đình, hộ kinh doanh.

B. Nguồn thu chủ yếu và mang tính chất ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước chính là thuế.

C. Nhà nước sử dụng thuế để điều tiết sản xuất và thị trường nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.

D. Thông qua thuế, Nhà nước điều tiết thu nhập, điều chỉnh những quan hệ xã hội, thực hiện công bằng xã hội.

E. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

G. Căn cứ vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được chia thành thuế trực thu và thuế gián thu.

Lời giải:

- Đồng tình với ý kiến: B, C, D, E, G

- Không đồng tình với ý kiến: A. Vì: A. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của hộ gia đình, hộ kinh doanh.

Bài tập 4 trang 37 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu.

 

Thuế trực thu

Thuế gián thu

1. Khái niệm

   

2. Mức độ tác động vào nền kinh tế

 
   

3. Đối tượng chịu thuế

   

4. Phương thức điều tiết

   

Lời giải:

 

Thuế trực thu

Thuế gián thu

1. Khái niệm

- Là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế (loại thuế này trực tiếp điểu tiết vào thu nhập của người nộp thuế).

Là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một (loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá hàng hoá, dịch vụ).

2. Mức độ tác động vào nền kinh tế

ít tác động vào giá cả thị trường bởi vì thuế trực thu thường đánh vào kết quả kinh doanh và phải dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường bởi vì thuế gián thu được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ.

3. Đối tượng chịu thuế

người nộp thuế chính là người chịu thuế

không đồng nhất hai đối tượng nộp thuế và chịu thuế với nhau.

4. Phương thức điều tiết

điều tiết trực tiếp vào thu nhập của các đối tượng chịu thuế

điều tiết gián tiếp thông qua giá bán hàng hóa dịch vụ chứ không điều tiết vào thu nhập của người chịu thuế

Bài tập 5 trang 37 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy dựa vào tính chất điều tiết của thuế để phân chia các loại thuế dưới đây thành thuế trực thu và thuế gián thu.

 

Thuế trực thu

Thuế gián thu

1. Thuế giá trị gia tăng

 

 

2. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

 

 

3. Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

4. Thuế bảo vệ môi trường

 

 

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

6. Thuế thu nhập cá nhân

 

 

7. Thuế tài nguyên

 

 

8. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

 

 

9. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

10. Thuế môn bài

 

 

Lời giải:

 

Thuế trực thu

Thuế gián thu

1. Thuế giá trị gia tăng

 

2. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

X

 

3. Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

4. Thuế bảo vệ môi trường

 

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

6. Thuế thu nhập cá nhân

 

7. Thuế tài nguyên

 

8. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

 

9. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

X

10. Thuế môn bài

 

Bài tập 6 trang 37 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Đọc thông tin

CÂU CHUYỆN NGÀNH THUẾ

Những năm 1929 - 1933, nền kinh tế của các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử. Nó bắt đầu nổ ra ở Mỹ (tháng 10/1929), sau đó nhanh chóng lan ra như một “bệnh dịch” tới tất cả các nước tư bản và kéo dà đến tận giữa năm 1933.

Năm 1933, nền kinh tế các nước phương Tây đã nhanh chóng bị giảm đi 37% so với trước khủng hoảng. Số công nhân thất nghiệp lên tới mức đỉnh điểm: 50 triệu người. Chính lúc này, nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes (1883 - 1946) đã đưa ra lí thuyết mới, cứu cả nền kinh tế thế giới. Trong lí thuyết của mình, ông nhấn mạnh một công cụ quan trọng, đó là thuế.

Trong khi các nhà kinh tế học khác chán nản: “chẳng thể làm gì được”, “đừng can thiệp”, “nó không hoạt động gì đâu”... thì Keynes kiên trì với quan điểm mới của mình. Ông cho rằng Nhà nước cần phải can thiệp vào nền kinh tế trong đó thuế và chi tiêu ngân sách là những công cụ cơ bản để Nhà nước quản lí và điều chỉnh giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Cụ thể, bằng cách điều chỉnh mức chi tiêu ngân sách và thuế khoá, Nhà nước gây ảnh hưởng lên toàn thể số cầu của xã hội. (Theo Keynes, trong quan hệ với cung, số cầu không đủ gây ra nạn thất nghiệp, còn số cầu quá mức gây ra lạm phát).

Sự đúng đắn trong lí thuyết ấy đã biến một nhà kinh tế học người Anh trở thành “vị cứu tinh” cho cả nền kinh tế Mỹ khi Tổng thống Mỹ Roosevelt thử nghiệm lí thuyết này và đạt những thành công rực rỡ. Nhờ học theo cách làm của nước Mỹ, các nước phương Tây khác cũng dần vượt qua được thời kì khó khăn. Nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có sự tăng trưởng ổn định và đạt được những thành tựu to lớn trong những năm sau đó. Năm 1964, Tổng thống Mỹ Lyndon Joshson đã làm đẹp lòng nhân dân bằng cách giảm thuế trong cả nước để tăng sức mua và tạo việc làm. Tổng thống Richard Nixon cũng không tiếc lời khen ngợi: “Lúc này, tất cả chúng ta đều đi theo Keynes"....

a) Em hãy xác định vai trò của thuế trong thông tin trên.

b) Theo em, điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh của một quốc gia cũng như toàn thế giới nếu không có nguồn thu từ thuế?

GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI NHIỀU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Theo đó, kể từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021, giảm thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá, dịch vụ sau đây:

(1) Dịch vụ vận tải gồm vận tải đường sắt, vận tải đường thuỷ, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lí du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch;

(2) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí.

Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế, mức giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng như sau: Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; doanh nghiệp, tổ chức tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản này được giảm 30% mức tỉ lệ phần trăm để tính thuế giá trị gia tăng.

(Theo dangcongsan.vn)

a) Theo em, việc giảm thuế giá trị gia tăng với các hàng hoá, dịch vụ có cần thiết không? Vì sao?

b) Thuế giá trị gia tăng có vai trò như thế nào đối với kinh tế xã hội? Lấy ví dụ minh hoạ.

c) Từ thông tin trên, em hãy cho biết người nộp thuế có quyền lợi gì và cần thực hiện nghĩa vụ như thế nào.

Lời giải:

* Trả lời câu hỏi thông tin 1:

Yêu cầu a) Thuế là công cụ điều tết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng công cụ thuế đề điều tiết sản xuất và thị trường nhằm kích thích tăng trường kinh tế, xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lí.

Yêu cầu b) Nền kinh của một quốc gia cũng như toàn thế giới nếu không có nguồn thu từ thuế sẽ xảy ra tình trạng tham nhũng, bất cân đối giữa các ngành nghề, lạm phát... 

* Trả lời câu hỏi thông tin 2:

Yêu cầu a) sViệc giảm thuế giá trị gia tăng với các hàng hoá, dịch vụ có cần thiết vì việc giảm thuế này không chỉ tiết kiệm chi phí cho người dân, kích cầu tiêu dùng mà còn thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Yêu cầu b) Vai trò của thuế giá trị gia tăng:

- Thuế giá trị gia tăng tạo ra nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước;

- Giúp cho tổ chức và các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc quản lý các loại thuế trực thu, bởi vì không mất nhiều thời gian đánh giá, phân tích tính hợp lý của thuế;

- Với hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam bị đánh thuế giá trị gia tăng tương đối cao, góp phần bảo hộ và thúc đẩy việc sản xuất trong nước cũng như kinh doanh hàng nội địa.

- Ví dụ: Mặt hàng dịch vụ thiết yếu được giảm thuế, người dân sẽ được tiết kiệm chi phí trong mùa dịch Covid-19.

Yêu cầu c)

- Quyền lợi người nộp thuế:

+ Được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. 

+ Được giữ bí mật thông tin, trừ các thông tin phải cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thông tin công khai về thuế theo quy định của pháp luật.

+ Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được biết thời hạn giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn và căn cứ pháp lý đối với số tiền thuế không được hoàn.

- Nghĩa vụ người nộp thuế:

+ Người nộp thuế có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

+ Phải khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

+ Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

+ Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. 

Bài tập 7 trang 39 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy phân tích vai trò của thuế thu nhập cá nhân đối với kinh tế - xã hội và đối với hệ thống thuế theo bảng dưới đây:

Vai trò

Phân tích

Ví dụ

1. Đối với kinh tế - xã hội

 

Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

 

 

Góp phần thực hiện công bằng xã hội

 

 

Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

 

 

Phát hiện thu nhập bất hợp pháp

 

 

2. Đối với hệ thống thuế

Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác

 

 

Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

Lời giải:

Vai trò

Phân tích

Ví dụ

1. Đối với kinh tế - xã hội

Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Thuế thu nhập cá nhân tác động trực tiếp vào thu nhập của dân cư mà người dân của bất kỳ quốc gia nào cũng đều mong muốn và cố gắng có thu nhập ngày càng cao để nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Thuế thu nhập cá nhân luôn có sự gia tăng nhanh chóng cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người.

Doanh thu được chia từ hợp đồng ký với Grab là 96 triệu đồng/năm, cá nhân được Grab thưởng trên doanh thu là 8 triệu đồng/năm, tổng doanh thu nhận được trong năm là 104 triệu đồng thuộc diện phải nộp thuế.

Góp phần thực hiện công bằng xã hội

Thuế thu nhập cá nhân vùng với việc thực hiện biểu thuế luỹ tiến từng phần, thuế thu nhập cá nhân đã thực hiện được việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng trong xã hội.

 

Điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thuế thu nhập cá nhân cũng có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Loại thuế này điều tiết trực tiếp thu nhập cá nhân nên một mặt tác động trực tiếp đến tiết kiệm, mặt khác làm cho khả năng thanh toán của các cá nhân bị giảm. Từ đó cầu hàng hoá, dịch vụ giảm sẽ tác động đến sản xuất.

 

Phát hiện thu nhập bất hợp pháp

Thực tế đã chứng minh nhiều khoản thu nhập của một số cá nhân nhận được từ việc thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc bằng cách lợi dụng những kẽ hở của pháp luật mà nhà nước không kiểm soát được như tham ô, nhận hối, buôn bán hàng quốc cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân… 

 

2. Đối với hệ thống thuế

Khắc phục hạn chế của các loại thuế khác

Một số thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đều có nhược điểm là có tính lũy thoái và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu vì khi tiêu thụ cùng một lượng hàng hoá mọi người không phân biệt giàu nghèo và đều phải chịu thuế như nhau. 

 

Hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp thường tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau. Thuế thu nhập cá nhân còn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá nhân.

Doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi phí phải trả cho các cá nhân để làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp hòng trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thì các cá nhân nhận được những khoản trả nói trên sẽ phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập nhận được kê khai tăng thêm đó. Thu nhập của doanh nghiệp tăng thường kéo theo sự tăng lên của thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bài tập 8 trang 40 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy dựa vào những thông tin trong sơ đồ dưới đây để gọi đúng tên thuế và viết một đoạn ngắn thể hiện sự hiểu biết của mình về loại thuế này.

 (ảnh 1)

Lời giải:

- Thuế bảo vệ môi trường.

- Loại thuế này áp dụng cho những hàng hóa khi tác động đến gây hại đến môi trường.

Bài tập 9 trang 40 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Nội dung nào dưới đây không nói về vai trò của thuế. (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Thuế là khoản thu ổn định lâu dài cho ngân sách nhà nước.

B. Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

C. Thuế là công cụ điều tiết thu nhập thực hiện công bằng xã hội.

D. Thuế là phần thu nhập mà công dân nộp vào ngân sách nhà nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 10 trang 41 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Căn cứ vào phương thức thu thuế, thuế được phân loại thành:

A. thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân.

B. thuế tiêu dùng và thuế thu nhập.

C. thuế tiêu dùng và thuế tài sản.

D. thuế trực thu và thuế gián thu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 11 trang 41 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Loại thuế nào dưới đây được thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn).

A. Thuế giá trị gia tăng.         

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

C. Thuế thu nhập cá nhân.     

D. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 12 trang 41 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là:

A. doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.

B. mọi cá nhân tổ chức có thu nhập chịu thuế.

C. hộ gia đình tham gia quá trình sản xuất.

D. người tiêu dùng các sản phẩm kinh doanh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 13 trang 41 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Công ty X nhập khẩu xe ô tô 4 chỗ nguyên chiếc không phải chịu loại thể nào dưới đây với mặt hàng ô tô?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Thuế nhập khẩu.

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

C. Thuế giá trị gia tăng.

D. Thuế thu nhập cá nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 14 trang 41 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Loại hàng hóa nào dưới đây phải chịu thuế bảo vệ môi trường? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Bao bì nhựa mỏng đựng hàng hoá.

B. Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá.

C. Bao bị cá nhân nhập khẩu để đóng gói sản phẩm.

D. Bao bì mua trực tiếp của người sản xuất để đóng gói sản phẩm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 15 trang 41 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Công ty X ủy thác cho Công ty Z nhập khẩu một lô hàng từ Nhà sản xuất B qua cửa khẩu biên giới. Chủ thể nào dưới đây phải nộp thuế nhập khẩu?

(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

A. Công ty X.             

B. Công ty Z. 

C. Nhà sản xuất B.     

D. Công ty X và Nhà sản xuất B.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 16 trang 42 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Chủ thể nào dưới đây thực hiện đúng hay không đúng về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế? Giải thích vì sao.

Hành vi

Giải thích

1. Anh A hỗ trợ, hướng dẫn chị B nộp thuế theo quy định.

                      Đúng                                      Sai

 

2. Chị C được anh A cung cấp thông tin về nghĩa vụ nộp thuế

                      Đúng                                      Sai

 

3. Ông K hoàn thuế theo yêu cầu của ông D

                      Đúng                                      Sai

 

4. Bà M được cơ quan thuế xác nhận mức tiền phạt do chậm nộp thuế.

                      Đúng                                      Sai

 

5. Doanh nghiệp Z phát hành hóa đơn bán hàng.

                      Đúng                                      Sai

 

6. Hợp tác xã X ghi chép đầy đủ những hoạt động phát sinh về nghĩa vụ thuế.

                      Đúng                                      Sai

 

7. Bà H bán sản phẩm túi xách trên trang web và thu tiền mặt nhưng chưa đăng kí với cơ quan thuế.

                      Đúng                                      Sai

 

Lời giải:

Hành vi

Giải thích

1. Anh A hỗ trợ, hướng dẫn chị B nộp thiế theo quy định.

                      Đúng                                      Sai

Anh A đã thực hiện đúng khi giúp chị B làm đúng vai trò của người nộp thuế.

2. Chị C được anh A cung cấp thông tin về nghĩa vụ nộp thuế

                      Đúng                                      Sai

Anh A đã thực hiện đúng khi giúp chị C làm đúng vai trò của người nộp thuế.

3. Ông K hoàn thuế theo yêu cầu của ông D

                      Đúng                                      Sai

Ông D không có quyền hạn để hoàn thuế theo yêu cầu ông D.

4. Bà M được cơ quan thuế xác nhận mức tiền phạt do chậm nộp thuế.

                      Đúng                                      Sai

Cơ quan thuế làm đúng vai trò quyền hạn của mình.

5. Doanh nghiệp Z phát hành hóa đơn bán hàng.

                      Đúng                                      Sai

Doanh nghiệp Z thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp.

6. Hợp tác xã X ghi chép đầy đủ những hoạt động phát sinh về nghĩa vụ thuế.

                      Đúng                                      Sai

Hợp tác xã X thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp.

Bài tập 17 trang 42 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Xử lí tình huống

Tình huống 1. Tỉnh X có Doanh nghiệp A và B được cấp giấy phép khai thác khoảng sản. Hai doanh nghiệp này không chỉ khai thác mà còn thu mua khoáng sản từ chủ mối C. Gia đình bà C nhiều năm nay thường đến các khu vực có mỏ đá quý này để khai thác và mua bán khoảng sản, một số người dân địa phương cũng khai thác nhỏ lẻ sau đó bán lại cho chủ mối C với thoả thuận, các loại thuế do chủ mối C nộp.

a) Loại thuế nào được áp dụng với việc khai thác khoáng sản trong tình huống này?

b) Theo em, việc thu mua khoáng sản của Doanh nghiệp A và B từ chủ mối C có phải nộp thuế không? Vì sao?

Tình huống 2. Chị V là nhân viên kinh doanh của một công ty tài chính. Hằng tháng chị V được công ty trả các khoản tiền như sau: lương cơ bản 10 triệu đồng, tiền công tác phí 7,5 triệu đồng, tiền thuê nhà 1 triệu đồng, tiền thưởng 10 triệu đồng.

a) Theo em, chị V phải chịu thuế thu nhập cho những khoản tiền nào? Vì sao?

b) Trong trường hợp nào thì chị V không phải đóng thuế thu nhập?

Tình huống 3. Công ty cổ phần Z có trụ sở tại tỉnh X chuyên kinh doanh mặt hàng xe mô tô nhập khẩu. Trong năm 2020, công ty nhập 100 chiếc xe mô tô dung tích xi lanh 150cmvề Việt Nam để bán. Đến cuối năm, công ty đã bán hết số xe trên cho khách hàng trong nước và đạt doanh thu 5 tỉ đồng.

Theo em, Công ty cổ phần Z phải nộp những loại thuế nào? Giải thích tại sao.

Tình huống 4. Xí nghiệp may mặc do ông Q làm giám đốc đi vào hoạt động được 2 năm không may bị chập điện cháy kho hàng, xí nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không thể nộp thuế đúng thời hạn quy định.

Trong trường hợp này, việc nộp thuế của ông Q sẽ được miễn hay được gia hạn? Vì sao?

Tình huống 5. Bà H mở cửa hàng kinh doanh có đăng kí kinh doanh 8 loại mặt hàng và đóng thuế đầy đủ, nhưng khi ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong của hàng của bà có bán tới 12 loại mặt hàng.

a) Em hãy nhận xét về việc thực hiện pháp luật thuế của bà H.

b) Nếu là người thân của bà H, em sẽ thể hiện thái độ và hành động như thế nào?

Lời giải:

* Xử lí tình huống 1

a) Loại thuế được áp dụng là thuế giá trị gia tăng.

b) Việc thu mua khoáng sản của Doanh nghiệp A và B từ chủ mối C có phải nộp thuế vì đó là trách nghiệm và nghĩa vụ.

* Xử lí tình huống 2

a) Chị V phải chịu thuế cho khoản tiền lương cơ bản vì đó là Luật Thuế thu nhập cá nhân.

b) Trong trường hợp chị V không làm nhân viên kinh doanh ở công ty tài chính thì chị V không phải đóng thuế thu nhập?

* Xử lí tình huống 3: Công ty cổ phần Z phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nhập khẩu theo Luật Thuế. 

* Xử lí tình huống 4: Việc nộp thuế của ông Q sẽ được gia hạn vì nhà nước sẽ dựa vào hoàn cảnh tình hình tài chính để gia hạn thêm thời hạn đóng thuế.

* Xử lí tình huống 5

a) Việc làm của bà H là chưa tuân thủ nghĩa vụ phải kinh doanh mặt hàng và đóng thuế.

b) Em sẽ nói với bà H hành động như vậy là sao, sẽ gây ra thất thu cho nhà nước và ảnh hưởng đến bản thân.

Bài tập 18 trang 43 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Em hãy tìm hiểu về những loại thuế mà gia đình em phải nộp và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Liệt kê tên những loại thuế phải nộp, đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, số lượng nộp, thời gian nộp.

b) Đánh giá việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật thuế của các thành viên trong gia đình em.

Lời giải:

Yêu cầu a)

- Loại thuế: Thuế thu nhập cá nhân

- Đối tượng chịu thuế: cá nhân có thu nhập hằng tháng trên 11 triệu đồng

- Người nộp thuế: bố, mẹ

- Số lượng người nộp: 2 người

- Thời gian nộp: hàng tháng

Yêu cầu b) Gia đình em tuân thủ đúng quyền và nghĩa vụ khi đóng thuế. Đóng thuế đúng thời hạn và đảm bảo thông tin đóng thuế chính xác. 

Xem thêm lời giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 5: Ngân sách nhà nước | Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

SBT Kinh tế Pháp luật 10 (Cánh diều) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh | Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá