SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

375

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Địa lí 11 Bài 2 từ đó học tốt môn Địa lí 11.

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

Câu 1 trang 6 SBT Địa Lí 11: Biểu hiện nào sau đây không phải là của quá trình toàn cầu hoá kinh tế?

A. Giữa các nước có sự dịch chuyển hàng hoá dễ dàng.

B. Phạm vi dịch chuyển dịch vụ trên thế giới mở rộng.

C. Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành.

D. Các hợp tác song phương đã trở nên phổ biến nhiều.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Biểu hiện của quá trình toàn cầu hoá kinh tế:

- Các hợp tác song phương và đa phương đã trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết,....

- Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

- Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh và thuận lợi hơn.

- Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành, ngày càng mở rộng, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và thế giới.

- Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chí toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

Câu 2 trang 6 SBT Địa Lí 11: Ý nào sau đây là hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế?

A. Thúc đẩy chuyên môn hoá, hợp tác hoá.

B. Nhiều tổ chức khu vực được hình thành.

C. Bổ sung các nguồn lực của mỗi quốc gia.

D. Giảm sức ép từ các quốc gia ngoài khu vực.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Một trong những hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế là: thúc đẩy chuyên môn hoá, hợp tác hoá.

Câu 3 trang 7 SBT Địa Lí 11: Ý nào sau đây là hệ quả của khu vực hoá kinh tế?

A. Tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

B. Tăng ảnh hưởng giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

C. Tạo cơ hội trao đổi công nghệ trên toàn thế giới.

D. Làm xuất hiện mạng lưới liên kết toàn cầu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Một trong những hệ quả của khu vực hóa kinh tế là: tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

Câu 4 trang 7 SBT Địa Lí 11: Ý nào sau đây không đúng với biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế?

A. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

B. Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh và có nhiều thuận lợi.

C. Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành, ngày càng mở rộng.

D. Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Biểu hiện của quá trình toàn cầu hoá kinh tế:

- Các hợp tác song phương và đa phương đã trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết,....

- Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

- Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh và thuận lợi hơn.

- Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành, ngày càng mở rộng, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và thế giới.

- Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chí toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

Câu 5 trang 7 SBT Địa Lí 11: Ghép ý ở cột A với ý ở cột B để thành một câu đúng.

 (ảnh 1)

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1-B

2-A

3-D

4-C

Câu 6 trang 8 SBT Địa Lí 11: Toàn cầu hoá kinh tế và khu vực hoá kinh tế có ảnh hưởng tích cực như thế nào đối với các quốc gia trên thế giới?

Lời giải:

a) Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

♦ Tích cực

- Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh (nguyên liệu, vốn, công nghệ, thị trường.).

- Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; mở rộng thị trường quốc tế.... góp phần cải thiện mức sống cho người dân và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách để tiếp cận thị trường, cải cách kinh tế, thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm; đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

♦ Tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo,…

b) Ảnh hưởng của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới

♦ Tích cực

- Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

- Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực; tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

♦ Tiêu cực: làm xuất hiện các vấn đề cần quan tâm đối với mỗi quốc gia như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực,...

Câu 7 trang 8 SBT Địa Lí 11: Cho bảng số liệu sau:

 (ảnh 1)

Nhận xét giá trị thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới giai đoạn 1990 - 2020

Lời giải:

- Trị giá thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới giai đoạn 1990 - 2020 có xu hướng tăng và tăng nhanh (trên 501,3 %).

- Trị giá thương mại tăng nhanh hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ năm 1990 đến năm 2020, trị giá thương mại tăng 502,8 %; đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 444,0 %.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu

SBT Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 6: Thực hành: Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá