Đọc câu chuyện KHÔNG AI ĐƯỢC VÀO ĐÂY

157

Với giải Bài tập 11 trang 96 Kinh tế và Pháp luật 10 trong Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị Sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10.

Đọc câu chuyện KHÔNG AI ĐƯỢC VÀO ĐÂY

Bài tập 11 trang 96 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Đọc câu chuyện

KHÔNG AI ĐƯỢC VÀO ĐÂY

Sáng ngày 27/4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã,... Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.

Khi Bác Hồ đến, trong nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bảo tạm dừng và tạo “điều kiện" để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý, Bác nói:

- Ai đến trước, viết trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu.

Nhà báo Ma Cường chợt nghĩ thật là "hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” và vội giơ máy lên bẩm. Rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường.

- Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do và bí mật cho công dân.

Nhà báo buông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc.

Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai "gợi ý”, cả, Bác nói: 

- Ấy, đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết Đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai, xoá ai đâu nhé. Đưa lí lịch của những người ứng cử đây để Bác xem.

Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc. Bác tự bầu.

a) Theo em, nội dung câu chuyện đã đề cập đến nguyên tắc bầu cử nào được quy định trong Hiến pháp?

b) Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với bản thân em?

Lời giải:

- Yêu cầu a) Đề cấp đến nguyên tắc bầu cử: dân chủ, công bằng.

- Yêu cầu b) Qua câu chuyện trên, em thấy rằng mỗi công dân cần phải có trách nhiệm khi đi bầu cử, luôn trung thực, bầu cử công bằng.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá