Đọc thông tin HIỆN PHÁP NĂM 2013 (trích)

131

Với giải Bài tập 13 trang 120 Kinh tế và Pháp luật 10 trong Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội Sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10.

Đọc thông tin HIỆN PHÁP NĂM 2013 (trích)

Bài tập 13 trang 120 SBT KTPL 10 - Cánh diều: Đọc thông tin

HIỆN PHÁP NĂM 2013 (trích)

Điều 14

1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Điều 20

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Điều 21

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Điều 30

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 33

1. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 51

3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cả nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Điều 61

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí.

Điều 63

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 (trích)

Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh

1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.

BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 (trích)

Điều 4. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

Điều 8. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự 

1. Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Toà án. 

2. Toà án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.

a) Các điều khoản của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 trên đây thể hiện đặc điểm và vai trò nào của pháp luật?

b) Em hãy nêu một điều khoản cụ thể được trích dẫn trên đây của Hiến pháp hoặc của Luật Doanh nghiệp, Luật Tố tụng Dân sự thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

Lời giải:

- Yêu cầu a) Các điều khoản của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 trên đây thể hiện đặc điểm pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung và thể hiện vai trò pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.

- Yêu cầu b) Một điều khoản cụ thể:

Điều 63

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá