Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Sinh trưởng ở sinh vật là

452

Với giải Bài tập trang 158 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem: 

Sinh trưởng ở sinh vật là

Hãy lựa chọn đáp án đúng cho các câu sau:

Bài tập 1 trang 158 KHTN 7: Sinh trưởng ở sinh vật là

A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.

B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.

C. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô.

D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hoá tế bào.

Lời giải:

A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

Bài tập 2 trang 158 KHTN 7: Cho các bộ phận sau:

(1) Đỉnh rễ 

(2) Thân

(3) Chồi nách 

(4) Chồi đỉnh

(5) Hoa 

(6) Lá

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A. (1), (2), (3). 

B. (2), (3), (4).

C. (3), (4), (5).

D. (2), (5), (6).

Lời giải:

D. (2), (5), (6).

Mô phân sinh đỉnh không nằm ở các vị trí hoa, thân , lá.

Mô phân sinh đỉnh nằm vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân và rễ.

Bài tập 3 trang 158 KHTN 7: Hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người.

Phương pháp giải:

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phần hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

Lời giải:

Ở người:

- Dấu hiệu của sự tăng trưởng là: Sự tăng về chiều cao và cân nặng cơ thể, tóc và móng mọc dài ra liên tục.

- Dấu hiệu của sự phát triển: Sự thay răng sữa ở trẻ, dấu hiệu hoàn thiện chức năng sinh sản (kinh nguyệt ở nữ, có dấu hiệu xuất tinh đầu tiên ở nam)

Bài tập 4 trang 158 KHTN 7:Trong vòng đời của bướm, giai đoạn nào gây hại cho mùa màng?

Hướng dẫn giải:

 

Quan sát sơ đồ vòng đời phát triển của loài bướm và nhận xét, giai đoạn nào bướm sử dụng lá cây làm thức ăn?

Lời giải:

Ở giai đoạn ấu trùng sâu bướm là giai đoạn gây hại cho mùa màng vì sâu bướm sử dụng lá cây làm thức ăn.

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 155 KHTN 7: Quá trình sống của loài bướm trong hình bên trải qua nhiều giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn sâu, giai đoạn kén, giai đoạn bướm trưởng thành. Đó là những giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bướm. Sinh trưởng và phát triển là gì? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Câu hỏi thảo luận 1 trang 155 KHTN 7: Quan sát Hình 34.1, em hãy nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái và các cơ quan của cây hoa hướng dương.

Câu hỏi thảo luận trang 156 KHTN 7

Câu hỏi thảo luận 4 trang 156 KHTN 7: Quan sát Hình 34.3 và cho biết mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có ở đâu trên cơ thể thực vật.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 157 KHTN 7: Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có vai trò gì đối với sự sinh trưởng của cây?

Luyện tập trang 157 KHTN 7: Hãy kể tên một số loại cây có mô phân sinh bên.

Câu hỏi thảo luận trang 157 KHTN 7

Luyện tập trang 158 KHTN 7: Em hãy vẽ sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của người qua các giai đoạn.

Vận dụng trang 158 KHTN 7: Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương và viết một báo cáo ngắn khoảng 500 từ về các vấn đề tìm hiểu được.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá