Bài 11: Âm thanh trong cuộc sống Vở bài tập Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

375

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải Sách bài tập khoa học lớp 4 Bài 11: Âm thanh trong cuộc sống sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT khoa học lớp 4 Bài 11.

Bài 11: Âm thanh trong cuộc sống Vở bài tập Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

Câu 1 trang 32 VBT Khoa học lớp 4: Khoanh vào chữ cái trước phát biểu sai.

A. Nhờ có âm thanh, con người có thể nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc.

B. Nhờ có âm thanh, con người có thể truyền tin, báo hiệu những nguy hiểm cần tránh.

C. Âm thanh giúp con người vui vẻ, khoẻ mạnh hơn.

D. Âm thanh phát ra không đúng lúc hay phát ra quả lớn gây hại cho sức khoẻ con người.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Âm thanh giúp con người vui vẻ, khoẻ mạnh hơn.

Câu 2 trang 32 VBT Khoa học lớp 4: Quan sát hình dưới và nêu những điểm giống nhau về cấu tạo, cách làm các nhạc cụ phát ra âm thanh.

 (ảnh 1)

 

Trả lời:

- Điểm giống nhau về cấu tạo, cách làm các nhạc cụ phát ra âm thanh: đều làm từ các chất rắn như: Gỗ, kim loại (thép)….; Các nhạc cụ này đều có dây.

- Các dụng cụ này được làm phát ra âm thanh nhờ bàn tay người nhạc công.

Câu 3 trang 32 VBT Khoa học lớp 4: Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi.

 (ảnh 2)

a) Cách làm phát ra âm thanh của loại nhạc cụ giống nhạc cụ nào mà em biết?

b) Khi phát ra âm thanh, bộ phận nào của loại nhạc cụ gõ rung động? Nêu tên hai nhạc cụ hơi

Trả lời:

a) Cách làm phát ra âm thanh của loại nhạc cụ giống nhạc cụ em biết là: Chiêng.

b) Khi phát ra âm thanh, bộ phận của loại nhạc cụ gõ rung động:

- Cồng: Mặt của chiếc cồng.

- Đàn đá: Mặt của những viên đá

- Đàn t’rưng: Ống đàn

Câu 4 trang 33 VBT Khoa học lớp 4: Khi phát ra âm thanh, bộ phận nào của nhạc cụ hơi rung động? Nêu tên hai nhạc cụ hơi.

Trả lời:

- Khi phát ra âm thanh, bộ phận của nhạc cụ hơi rung động: không khí trong ống dụng cụ hơi rung động phát ra âm thanh.

- Hai nhạc cụ hơi: Sáo trúc, kèn.

Câu 5 trang 33 VBT Khoa học lớp 4: Viết vào Vở bài tập Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức Bài 1: Tính chất của nước và nước với cuộc sống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

 

Không gây tiếng ồn ở nơi công cộng.

 

Tiếng ồn không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

 

Khi khoan, cắt bê tông, người công nhân thường đeo cái bịt tai để giảm tiếng ồn.

 

Mở ti vi rất to lúc đêm khuya.

 

Tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến đời sống các con vật.

Trả lời:

Đ

Không gây tiếng ồn ở nơi công cộng.

S

Tiếng ồn không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Đ

Khi khoan, cắt bê tông, người công nhân thường đeo cái bịt tai để giảm tiếng ồn.

S

Mở ti vi rất to lúc đêm khuya.

Đ

Tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến đời sống các con vật.

Câu 6 trang 33 VBT Khoa học lớp 4: Sử dụng các từ/cụm từ: âm thanh, báo hiệu, giảm, ích lợi, năng suất, nói chuyện, cách âm, nghe được, ô nhiễm, sức khoẻ, tiếng ồn để điền vào chỗ (…) trong các câu sau cho phù hợp.

Âm thanh mang lại nhiều (1)………..cho cuộc sống con người. Nhờ có (2)………….., chúng ta có thể (3)……….được với nhau; (4)………… những bài hát, bản nhạc; học tập; truyền tin; (5)………… những nguy hiểm cần tránh.

Tiếng ồn ảnh hưởng đến (6) ........... và (7)………… làm việc của con người. Một số biện pháp chống (8)........... tiếng ồn như: không gây (9)……….. ở nơi công cộng; sử dụng các vật (10)...............làm (11)…….tiếng ồn truyền đến tai.

Trả lời:

(1) ích lợi

(2) âm thanh

(3) nói chuyện

(4) nghe được

(5) báo hiệu

(6) sức khỏe

(7) năng suất

(8) ô nhiễm

(9) tiếng ồn

(10) cách âm

(11) giảm.

Xem thêm các bài giải Vở bài tập khoa học lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

SBT khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh 

SBT khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 12: Nhiệt độ và sự truyền nhiệt

Đánh giá

0

0 đánh giá