Bài 17: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi Vở bài tập Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

439

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải Sách bài tập khoa học lớp 4 Bài 17: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT khoa học lớp 4 Bài 17.

Bài 17: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi Vở bài tập Khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức)

Câu 1 trang 48 VBT Khoa học lớp 4: Cây nào sau đây là cây thích hợp phát triển ở nơi bóng râm?

A. Cây hoa giấy.

B. Cây xương rồng.

C. Cây hoa lan.

D. Cây hoa sen.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Cây hoa lan thích hợp trồng trong bóng râm.

Câu 2 trang 48 VBT Khoa học lớp 4: Con vật nào sau đây có thể sống được ở sa mạc, nơi có nhiệt độ cao thiếu nước và thức ăn?

A. Con vịt.

B. Con bò.

C. Con chim cánh cụt.

D. Con lạc đà.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Con lạc đà có thể sống được ở sa mạc nơi có nhiệt độ cao và thiếu thức ăn.

Câu 3 trang 48 VBT Khoa học lớp 4: Biện pháp nào sau đây phù hợp để chăm sóc vật nuôi (chó, mèo, lợn, bò) khi trời rét?

A. Giảm lượng thức ăn.

B. Che chắn chuồng trại.

C. Tăng cường nước uống.

D. Tắm vệ sinh thường xuyên hơn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Che chắn chuồng trại là biện pháp phù hợp để chăm sóc vật nuôi khi trời rét.

Câu 4 trang 48 VBT Khoa học lớp 4: Gia đình em có một góc vườn nhỏ như hình dưới. Gia đình muốn trồng thêm một số cây ở các khu vực khác nhau trong vườn (đánh dấu A, B, C, D).

 (ảnh 1)

a) Hãy lựa chọn vị trí trồng (từ A đến D) phù hợp cho các cây dự định trồng gồm: (1) cây xương rồng; (2) cây hoa sen; (3) cây hoa giấy; (4) cây lá lốt. Biết rằng cây lá lốt là cây ưa bóng râm. Giải thích về sự lựa chọn của em.

b) Theo em hoạt động chăm sóc các cây trên có giống nhau không? Giải thích.

Trả lời:

a)

A- (3) Cây hoa giấy do cây hoa giấy ưa sáng và cần leo giàn.

B- (1) Cây xương rồng vì ưa sáng và có thể sống được ở nơi khô cằn.

C- (2) Cây hoa sen vì cây hoa sen sống dưới ao.

D- (4) Cây lá lốt vì cây lá lốt ưa bóng râm.

b) Theo em hoạt động chăm sóc các cây trên không giống nhau. Vì mỗi cây có cấu tạo và điều kiện sống khác nhau.

Câu 5 trang 49 VBT Khoa học lớp 4: Hãy giải thích ích lợi của những việc làm sau đối với cây trồng.

a) Tăng cường tưới nước vào chiều tối cho cây trồng vào những ngày nắng nóng.

b) Trồng cây đảm bảo khoảng cách, không quá dày.

c) Bón phân cho cây trồng.

Trả lời:

a) Cung cấp đủ lượng nước cho cây, giúp cây không bị thiếu nước hay bị héo trong những ngày nắng nóng.

b) Giúp cây có đủ không gian để phát triển.

c) Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cây không bị còi cọc.

Câu 6 trang 50 VBT Khoa học lớp 4: Nối công việc chăm sóc vật nuôi ở cột B phù hợp với từng trường hợp cụ thể ở cột A.

A

Trường hợp

 

B

Công việc thực hiện

1. Khi thời tiết nắng nóng

 

a) cho vật nuôi uống nước, ăn đầy đủ

2. Khi thời tiết lạnh giá

 

b) cho vật nuôi uống đủ nước, tắm mát, đảm bảo thoáng khí.

3. Khi hạn hán, thiếu thức ăn

 

c) cho vật nuôi ăn no, không chăn thả, che chắn chuồng trại tránh gió lùa.

Trả lời:

a - 1, 2 - c, 3 - b.

Câu 7 trang 50 VBT Khoa học lớp 4: Sử dụng các từ/cụm từ: nhu cầu, ít nước, đất ẩm, nhiều nước, đầm ao, ngập nước điền vào chỗ (...) để hoàn thành đoạn thông tin nói về nhu cầu nước của một số cây trồng.

Nhu cầu nước của các loại cây không giống nhau, có cây cần ít nước, cây cần (1) ......….... Xương rồng là loại cây cần (2)…………. thích hợp trồng ở đất khô ráo. Chuối, khoai môn cần nhiều nước hơn, phát triển tốt ở nơi (3)………. Lúa có nhu cầu nước cao nên để ruộng (4)…………... Hoa sen, hoa súng thích nghi ở môi trường nước, sống trong các (5)…………. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc cây trồng cần căn cứ vào (6)…………..của từng loại cây để chăm sóc hợp lí.

Trả lời:

(1) nhiều nước

(2) ít nước

(3) đất ẩm

(4) ngập nước

(5) đầm ao

(6) nhu cầu

Xem thêm các bài giải Vở bài tập khoa học lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

SBT khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 16: Động vật cần gì để sống?

SBT khoa học lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 18: Ôn tập chủ đề thực vật và động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá