Sách bài tập KHTN 8 Bài 11 (Kết nối tri thức): Muối | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

444

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập KHTN 8 Bài 11 (Kết nối tri thức): Muối | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 2 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 11 (Kết nối tri thức): Muối | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Bài 11.1 trang 33 Sách bài tập KHTN 8: Hợp chất X được tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+). Chất X thuộc loại chất gì?

A. Muối.

B. Acid.

C. Base.

D. Oxide.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

X là muối.

Bài 11.2 trang 33 Sách bài tập KHTN 8: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối?

A. Acid tác dụng với base.

B. Kim loại tác dụng với oxygen.

C. Acid tác dụng với oxide base.

D. Base tác dụng với oxide acid.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Kim loại tác dụng với oxygen sinh ra oxide.

Bài 11.3 trang 33 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:

? + 2HCl → ZnCl2 + H2

Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi là

A. Zn(OH)2.   B. ZnO.   C. Zn.   D. ZnCO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Bài 11.4 trang 33 Sách bài tập KHTN 8: Chất nào sau đây thuộc loại muối?

A. Ca(OH)2.   B. Al2O3.   C. H2SO4.   D. MgCl2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Chất thuộc loại muối là: MgCl2.

Bài 11.5 trang 33 Sách bài tập KHTN 8: Cho các chất sau: KCl, NaOH, MgSO4, HNO3, P2O5, NaNO3. Số chất thuộc loại muối là

A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Số chất thuộc loại muối là 3 chất gồm: KCl; MgSO4; NaNO3.

Bài 11.6 trang 33 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:

CuO + H2SO4 → ? + H2O

Ở vị trí dấu hỏi (?) là công thức nào sau đây?

A. CuS.

B. CuSO4.

C. Cu2(SO4).

D. SO2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Bài 11.7 trang 33 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:

CO2 + NaOH → ? + H2O

Chất ở vị trí dấu hỏi (?) có tên gọi là

A. sodium carbonate.

B. sodium sulfate.

C. potassium carbonate.

D. potassium sulfate.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Trong đó: Na2CO3: sodium carbonate.

Bài 11.8 trang 33 Sách bài tập KHTN 8: Các muối nào sau đây đều tan tốt trong nước?

A. Na2SO4, BaSO4, BaCl2.

B. CuSO4, FeCl3, Pb(NO3)2.

C. MgSO4, ZnSO4, PbSO4.

D. K2CO3, CaCO3, CaCl2.

Lời giải:

Đáo án đúng là: B

Các muối CuSO4, FeCl3, Pb(NO3)2 đều tan trong nước.

Bài 11.9 trang 34 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + ?

Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi (?) là

A. Cu(OH)2.

B. ZnO.

C. Cu.

D. CuO.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Bài 11.10 trang 34 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:

? + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi (?) là

A. NaOH.     B. Na2O.

C. CaCO3.   D. Na2CO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

Bài 11.11 trang 34 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:

MgSO+ ? → Mg(OH)2 + Na2SO4

Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi (?) là

A. NaOH.    B. Na2O.

C. Ca(OH)2.   D. Na.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

MgSO+ 2NaOH → Mg(OH)2 + Na2SO4

Bài 11.12 trang 34 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng sau:

K2SO+ ? → 2KCl + BaSO4

Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi (?) là

A. HCl.   B. BaCl2.   C. Ba(OH)2.   D. BaO.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

K2SO+ BaCl2 → 2KCl + BaSO4

Bài 11.13 trang 34 Sách bài tập KHTN 8: Cho hydrochloric acid tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra kết tủa?

A. NaOH.   B. CaCl2.   C. AgNO3.   D. Na2SO4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Bài 11.14 trang 34 Sách bài tập KHTN 8: Cho dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra chất khí bay lên?

A. KOH.   B. CaCl2.   C. AgNO3.   D. Na2SO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

Bài 11.15 trang 34 Sách bài tập KHTN 8: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra kết tủa?

A. FeCl3.

B. BaCl2.

C. NaNO3.

D. K2SO4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

Bài 11.16 trang 34 Sách bài tập KHTN 8: Kim loại M có hoá trị II. Trong muối sulfate của M, kim loại chiếm 20% về khối lượng. Công thức của muối đó là

A. Fe2(SO4)3.

B. Na2SO4.

C. MgSO4.

D. CaSO3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

M có hoá trị II nên muối sulfate có công thức MSO4.

Tỉ lệ của M là: MM+96=20%100%M=24

Vậy M là Mg, muối là MgSO4.

Bài 11.17 trang 34 Sách bài tập KHTN 8: Cho 5,6 g Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được khối lượng muối là

A. 20 g.   B. 15,4 g.   C. 24,8 g.   D. 15,2 g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

nFe=5,656=0,1mol

Phương trình hoá học:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,1 → 0,1 mol

Khối lượng FeSO4 là: 0,1.152 = 15,2 gam.

Bài 11.18 trang 35 Sách bài tập KHTN 8: Cho Zn dư tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol CuSO4, thu được khối lượng Cu là

A. 6,4g.

B. 6,5g.

C.16g.

D. 3,2g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

0,1 → 0,1 mol

Khối lượng Cu sinh ra là: mCu = 0,1.64 = 6,4 gam.

Bài 11.19 trang 35 Sách bài tập KHTN 8: Cho 0,1 mol CuSO4 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa có khối lượng là

A. 9,8g.   B. 33,1g.   C. 23,3g.   D. 31,3g.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaSO4

0,1 → 0,1 0,1 mol

Kết tủa sau phản ứng gồm: Cu(OH)2 0,1 mol và BaSO4 0,1 mol

Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là: 0,1.98 + 0,1.233 = 33,1 gam.

Bài 11.20 trang 35 Sách bài tập KHTN 8: Cho dãy các chất sau: H2SO4, (NH4)2SO4, AgCl, CuCl2, Cu(OH)2, Na2O, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, H3PO4.

a) Có bao nhiêu chất thuộc loại muối?

b) Có bao nhiêu muối tan?

Lời giải:

a) Có 5 chất thuộc loại muối: (NH4)2SO4, AgCl, CuCl2, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3.

b) Có 4 muối tan: (NH4)2SO4, CuCl2, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3.

Bài 11.21 trang 35 Sách bài tập KHTN 8: Cho các muối sau: Na2SO4, BaCl2, AgNO3, K2CO3.

a) Gọi tên các muối trên.

b) Viết PTHH của phản ứng giữa các muối trên trong dung dịch (nếu có).

Lời giải:

a) Gọi tên các muối:

Na2SO4: sodium sulfate;

BaCl2: barium chloride;

AgNO3: silver nitrate;

K2CO3: potassium carbonate.

b) Các PTHH của phản ứng giữa các muối trên trong dung dịch:

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Na2SO4 + 2AgNO3 → Ag2SO4↓ + 2NaNO3

BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓

BaCl2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KCl

2AgNO3 + K2CO3 → Ag2O↓ + CO2↑ + 2KNO3

Bài 11.22 trang 35 Sách bài tập KHTN 8: Hãy viết công thức và gọi tên:

a) 5 muối tan.

b) 3 muối không tan.

Lời giải:

a) 5 muối tan:

NaCl: sodium chloride;

KCl: potassium chloride;

NaNO3: sodium nitrate;

K2SO4: potassium sulfate;

Mg(NO3)2: magnesium nitrate.

b) 3 muối không tan:

BaCO3: barium carbonate;

BaSO4: barium sulfate;

MgCO3: magnesium carbonate.

Bài 11.23 trang 35 Sách bài tập KHTN 8: Hoàn thành các PTHH sau:

(1) ? + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag

(2) NaOH + ? → Al(OH)3 + Na2SO4

(3) ? + ? → KCl + SO2 + H2O

(4) BaCl2 + AgNO3 → ? + ?

Giải thích vì sao các phản ứng trên có thể xảy ra.

Lời giải:

Hoàn thành các phản ứng:

(1) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

(2) 6NaOH + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4

(3) K2SO3 + 2HCl → 2KCl + SO2↑ + H2O

(4) BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl↓

Các phản ứng trên có thể xảy ra do sau phản ứng tạo thành chất không tan hoặc chất khí …

Bài 11.24 trang 35 Sách bài tập KHTN 8: Cho sơ đồ phản ứng:

Muối X + muối Y → muối Z + muối T.

Hãy tìm các cặp X, Y nếu:

a) X là muối chloride, Y là muối nitrate.

b) X là muối của barium, Y là muối của sodium.

Lời giải:

a) X là muối NaCl, Y là muối AgNO3.

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

b) X là muối Ba(NO3)2, Y là muối Na2SO4.

Ba(NO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaNO3

Bài 11.25 trang 36 Sách bài tập KHTN 8: Cho một thanh sắt (Fe) vào cốc đựng 200 mL dung dịch CuSO4 nồng độ a (M). Sau khi phản ứng hoàn toàn, đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt. Cân lại thanh sắt thấy khối lượng tăng thêm 0,8 g. Xác định giá trị của a.

Lời giải:

Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu

Số mol Fe phản ứng = số mol CuSO4 = 0,2a mol = số mol Cu tạo thành.

Khối lượng tăng thêm = khối lượng Cu - khối lượng Fe.

= 64. 0,2a – 56. 0,2a = 0,8 (g).

Vậy a = 0,5.

Bài 11.26 trang 36 Sách bài tập KHTN 8: Cho từng giọt đến hết 100 mL dung dịch Na2CO3 vào 200 mL dung dịch HCl 1 M, thoát ra 1,9832 lít (ở 25°C, 1 bar) khí CO2.

a) Xác định nồng độ ban đầu của dung dịch Na2CO3.

b) Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, giấy quỳ đổi thành màu gì?

Lời giải:

a) Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O

Số mol HCl = 0,2 mol; số mol CO2 = 1,983224,79= 0,08 mol

Số mol HCl phản ứng = 2.nCO2 = 0,16 (mol).

Vậy HCl dư, Na2CO3 hết, số mol Na2CO3 = số mol CO2 = 0,08 mol.

Nồng độ ban đu của dung dịch Na2CO3: 0,080,1= 0,8 (M).

b) Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, giấy quỳ đổi thành màu đỏ.

Bài 11.27 trang 36 Sách bài tập KHTN 8: Cho dung dịch chứa 32,5 g muối chloride của một kim loại M tác dụng với 300 mL dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 21,4 g kết tủa.

a) Xác định kim loại M và công thức muối chloride.

b) Tính nồng độ của dung dịch NaOH đã dùng.

Lời giải:

a) M hoá trị n, muối có công thức MCln; số mol muối là a mol.

MCln + nNaOH → M(OH)n + nNaCl

a na a na mol

Ta có:

Khối lượng muối là 32,5 gam nên: a(M + 35,5n) = 32,5 (1)

Khối lượng kết tủa là 21,4 gam nên: a(M + 17n) = 21,4 (2)

Từ (1) và (2) ta có: Mn=563

Vậy n = 3; M = 56 thoả mãn.

Kim loại M là Fe, muối là FeCl3.

b) Số mol NaOH = n.a = 3.0,2 = 0,6 mol

Nồng độ dung dịch NaOH đã dùng: 0,60,3 = 2(M).

Bài 11.28 trang 36 Sách bài tập KHTN 8: Cho 14,2 g hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 3,7185 lít khí CO2 (ở 25°C, 1 bar).

a) Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.

b) Tính khối lượng muối chloride thu được.

Lời giải:

nCO2=3,718524,79 = 0,15 (mol).

Gọi số mol CaCO3 và MgCO3 trong X lần lượt là a và b (mol).

Phương trình hoá học:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

a a a mol

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O

b b b mol

a) Theo bài ra:

mX = 14,2 gam nên 100a + 84b = 14,2 (1)

Theo phương trình hoá học: nCO2 = a + b = 0,15 (2)

Từ (1) và (2) giải phương trình ta được: a = 0,1 và b = 0,05.

Khối lượng CaCO3 trong X: 0,1.100 = 10 gam.

Khối lượng MgCO3 trong X: 14,2 – 10 = 4,2 gam.

b)

Theo phương trình hoá học:

nCaCl2=nCaCO3=0,1molmCaCl2=0,1.111=11,1gam.nMgCl2=nMgCO3=0,05molmMgCl2=0,05.95=4,75gam.

Tổng khối lượng muối chloride thu được là: 11,1 + 4,75 = 15,85 gam.

Bài 11.29 trang 36 Sách bài tập KHTN 8: Cho m g hỗn hợp Y gồm NaCl và KCl tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 8,61 g kết tủa. Tính giá trị của m biết hai chất trong hỗn hợp Y có số mol bằng nhau.

Lời giải:

Gọi số mol NaCl = Số mol KCl = a mol.

Phương trình hoá học:

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

a a mol

KCl + AgNO3 → AgCl↓ + KNO3

a a mol

Theo phương trình hoá học có tổng số mol kết tủa là a + a = 2a mol.

Khối lượng kết tủa là 8,61 gam nên: 2a.143,5 = 8,61 hay a = 0,03.

Khối lượng hỗn hợp Y là: m = 0,03.58,5 + 0,03.74,5 = 3,99 gam.

Bài 11.30 trang 36 Sách bài tập KHTN 8: Trong xử lí nước nói chung và xử lí nước tại hồ bơi nói riêng, sử dụng soda (hay sodium carbonate, có công thức hoá học Na2CO3) là một biện pháp thường dùng. Soda khan là chất bột màu trắng, hút ẩm và dễ tan trong nước, khi tan trong nước toả ra nhiều nhiệt, tạo thành dung dịch có môi trường base. Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, chủ yếu là hai ion calcium (Ca2+) và magnesium (Mg2+). Nước cứng được hình thành khi nước ngầm thấm qua những lớp đá vôi, đá phấn, hoặc thạch cao mà những loại đá này vốn chứa lượng lớn ion calcium và magnesium ở dạng hợp chất. Trong hoạt động thường ngày, nước cứng thường được nhận biết thông qua hiện tượng xà phòng khi pha trong nước sẽ không tạo bọt hoặc sự hình thành cặn vôi trong bình đun nước sôi.

Soda có khả năng làm mềm nước cứng do soda có phản ứng tạo kết tủa với các ion Ca2+ và Mg2+. Soda còn có tác dụng điều chỉnh độ pH cho nước trong hồ bơi, tạo môi trường để các loại rong, rêu, tảo không thể phát triển, gây ô nhiễm nguồn nước.

a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi cho soda vào nước cứng có chứa CaClvà MgCl2. Từ đó giải thích vì sao soda lại dùng để xử lí nước cứng.

b) Viết PTHH của phản ứng xảy ra khi cho soda vào dung dịch HCl. Từ đó giải thích vì sao soda có tác dụng điều chỉnh pH của nước hồ bơi.

c) Em hãy nêu một số ứng dụng khác của soda và tìm hiểu thêm tác hại và lợi ích của nước cứng.

d) Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?

1. CO2 thuộc loại oxide base.

2. Soda phản ứng hoàn toàn với nước tạo NaOH và CO2.

3. Để bảo quản soda nên cho soda vào các túi nilon kín, không dùng túi giấy.

4. Nước cứng có môi trường acid.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học:

Na2CO3 + CaCl2  CaCO3  + 2NaCl

Na2CO3 + MgCl2 MgCO3 + 2NaCl

Các phản ứng trên đã làm kết tủa ion Ca2+ và Mg2+ tách ra khỏi nước nên có thể làm mềm nước cứng.

b) Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2

Phản ứng trên đã trung hoà ion H+, làm giảm tính acid của dung dịch do đó soda được dùng để điều chỉnh pH nước hồ bơi.

c) Ứng dụng của soda: sản xuất thuỷ tinh, xà phòng, chất tẩy rửa,... và trong chế biến thực phẩm, dược phẩm,...

Nước cứng có các tác hại như: làm giảm khẩu vị trong nấu ăn, pha trà; quần áo, vải sợi nhanh bị mục nát khi giặt bằng xà phòng trong nước cứng ... nhưng cũng có tác dụng cung cấp nguồn vi lượng khoáng.

d) 1 - sai; 2 - sai; 3 - đúng; 4 - sai.

Xem thêm các bài giải sách bài tập khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá