Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 6: Cách mạng công nghiệp

1.4 K

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 6: Cách mạng công nghiệp sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 6 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải SGK Công nghệ 10 Bài 6 (Kết nối tri thức): Cách mạng công nghiệp

I. Khái quát về cách mạng công nghiệp

Câu hỏi mở đầu trang 33 Công nghệ 10: Quan sát hình 6.1 em hãy lựa chọn thuật ngữ ứng với các hình đại diện của mỗi cuộc cách mạng công nghiệp

Câu hỏi mở đầu trang 33 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic

Lời giải:

a – (4): động cơ hơi nước

b – (3): năng lượng điện

c – (1): công nghệ thông tin

d – (2): kết nối thông minh

Câu hỏi trang 33 Công nghệ 10: Em hãy cho biết trong những điều kiện nào thì sẽ diễn ra một cuộc cách mạng công nghiệp

Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ thực tế

Lời giải:

Cách mạng công nghiệp diễn ra khi có sự đột phá về công nghệ, các thành tựu khoa học và công nghệ được áp dụng vào cuộc sống, mang lại sự thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội.

II. Các cuộc cách mạng công nghiệp

Câu hỏi trang 34 Công nghệ 10: Theo em, sự ra đời của động cơ hơi nước đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào?

Câu hỏi trang 34 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ thực tế

Lời giải: 

+ Động cơ hơi nước ra đời là khởi nguồn của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

+ Trong sản xuất, ta nhận thấy Trước khi có động cơ hơi nước, các nhà máy dựa vào năng lượng gió hoặc dòng chảy của nước để vận hành đã bị giới hạn tại một số khu vực địa lý nhất định. Động cơ hơi nước ra đời giúp các nhà máy sản xuất có thể được xây dựng ở bất kỳ đâu, không chỉ dọc theo các dòng sông chảy xiết và làm tăng năng suất lao động.

+ Đời sống xã hội, ta nhận thấy máy hơi nước còn được ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải. Đầu những năm 1800, động cơ hơi nước trở nên nhỏ gọn, đủ để lắp ráp vào đầu máy xe lửa và tàu thuyền giúp con người đi xa hơn và làm xuất hiện nhiều thành phố hơn và xuất hiện chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu hỏi trang 35 Công nghệ 10: Theo em sự ra đời của điện năng đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào?

Câu hỏi trang 35 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát thực tiễn

Lời giải:

+ Sự phát triển của điện đã có những thay đổi đáng kể nền công nghiệp chạy hơi nước và đó là bước thay đổi lớn ở xã hội loài người

+ Điện là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp và đời sống

+ Có tính li.h hoạt cao khi ứng dụng ở nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống

Câu hỏi trang 36 Công nghệ 10: Theo em, máy tính (Hình 6.4) đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào?

Câu hỏi trang 36 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tế

Lời giải:

+ Tạo đà nhảy vọt về năng suất lao động, làm tăng quy mô và tốc độ sản xuất

+ Mất đi nhiều ngành truyền thống, xuất hiện nhiều ngành mới

+ Tạo đà nhảy vọt về sản xuất hàng hóa làm giá thành giảm và nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm.

Câu hỏi trang 37 Công nghệ 10: Theo em, điều khiển thông minh (Hình 6.5) đã tác động đến sản xuất và đời sống như thế nào?

Câu hỏi trang 37 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, liên hệ thực tế

Lời giải:

- Lợi ích

+ Làm tăng năng suất lao động và độ chính xác cao hơn

+ Giá thành sản phẩm rẻ hơn

+ Giúp con người tạo ra nhiều vật chất hơn

- Tuy nhiên, mặt trái của điều khiển thông minh làm con người phụ thuộc công nghệ hơn và làm tăng nguy cơ thất nghiệp của lao động phổ thông.

Luyện tập trang 38 Công nghệ 10: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc trưng và vai trò của bốn cuộc cách mạng công nghiệp trong bài học này.

Phương pháp giải:

Logic

Lời giải:

Luyện tập trang 38 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

 

Phương pháp giải:

Quan sát, logic, liên hệ thực tiễn

Lời giải:

+ Em có thể nghe, gọi, tra cứu, lưu trữ tài liệu, nghe nhạc, giải trí,..

+ Một số tính năng điện thoại trong tương lai: mỏng hơn, nhẹ hơn, bền hơn, rẻ hơn, pin kéo dài cả năm,….

+ Khi sử dụng điện thoại thông minh trong cuộc sống, cần tránh: không để lộ thông tin qua các trang mạng xã hội, không vào link lạ, trang web đồi trụy,…

Lý thuyết Bài 6: Cách mạng công nghiệp

I. KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

- Cách mạng công nghiệp diễn ra khi có sự đột phá về công nghệ góp phần đem lại sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt trong xã hội.

- Tính đến nay, lịch sử loài người đã chứng kiến 4 cuộc cách mạng công nghiệp

+ Cuộc cách mạng lần 1: Động cơ hơi nước và cơ giới hóa

+ Cuộc cách mạng lần 2: năng lượng điện và sản xuất hàng loạt

+ Cuộc cách mạng lần 3: công nghệ thông tin và tự động hóa

+ Cuộc cách mạng lần 4: công nghệ số và trí tuệ nhân tạo

Công nghệ 10 Bài 6: Cách mạng công nghiệp | Kết nối tri thức (ảnh 5)II. Các cuộc cách mạng công nghiệp

1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

a. Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ

Công nghệ 10 Bài 6: Cách mạng công nghiệp | Kết nối tri thức (ảnh 4)- Diễn ra từ cuối thế kỉ XVII, bắt đầu từ nước Anh và sau đó lan rộng ra châu Âu và Hòa Kì và các nước trên thế giới

- Có nhiều thành tựu nổi bật : 

+ Máy hơi nước của James Watt

+ Máy dệt vải của linh mục Edmund

+ Luyện thép của Henry Cort

b. Vai trò, đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

- Đặc trưng: Động cơ hơi nước và cơ giới hóa

- Vai trò: 

+ Thúc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp

+ Nâng cao năng suất lao động và có sự bứt phá về kinh tế

2. Cách mạng công nghiệp lần thứ 2

a. Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ

Công nghệ 10 Bài 6: Cách mạng công nghiệp | Kết nối tri thức (ảnh 3)- Thời gian: cuối thế kỉ XIX và gắn liền với sự phát triển của các cường quốc công nghiệp như Anh, Đức, Hoa Kì

- Thành tựu nổi bật:

+ Nhà máy điện của Thomas Edison năm 1882

+ Các lĩnh vực về công nghệ oto

b. Vai trò, đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ hai

- Đặc trưng: Xuất hiện ngành năng lượng điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn

- Vai trò: 

+ Mở ra kỉ nguyên điện khí hóa, tạo đà cho các ngành công nghiệp nặng phát triển

+ Nhiều lĩnh vực, ngành nghề mới ra đời hình thành lên lực lượng lao động mới

3. Cách mạng công nghiệp lần thứ 3

Công nghệ 10 Bài 6: Cách mạng công nghiệp | Kết nối tri thức (ảnh 2)a. Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ

- Thời gian: từ những năm 70 của thế kỉ XX xuất hiện ở những năm 70 của thế kỉ XX khởi đầu từ nước Mỹ

- Thành tự nổi bật:

+ Bộ điều khiển logic có thể lập trình (PLC) 1968

+ Máy tính xách tay 1970

+ Internet vào những năm 90

b. Vai trò, đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ ba

- Đặc trưng: công nghệ thông tin và tự động hóa

- Vai trò

+ Mang lại sự kết nối thông tin toàn cầu xóa nhòa mọi ranh giới

+ Tạo đà nhảy vọt về năng suất lao động, quy mô và tốc độ phát triển sản xuất làm biến đổi đời sống con người

+ Nhiều ngành nghề truyền thống bị mất đi, nhiều ngành mới ra đời

+ Tỉ lệ thất nghiệp cao do bị robot thay thế

4. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Công nghệ 10 Bài 6: Cách mạng công nghiệp | Kết nối tri thức (ảnh 1)a. Bối cảnh ra đời và những thành tựu về công nghệ

- Thời gian: 

+ Năm 2011, thuật ngữ được sử dụng tại Đức.

+  Năm 2016, Diễn đàn kinh tế thế giới với chủ đề “Làm chủ cách mạng công nghiệp lần thứ tư” chính thức đánh dấu sự khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

- Thành tựu: là sự kết hợp nền tảng cách mạng công nghiệp lần thứ 3 với các công nghệ mới

+ Dữ liệu lớn (Big data)

+ Điện toán đám mây (Cloud Computing)

+ Internet vạn vật (IoT)

+ In 3D

+ Trí tuệ nhân tạo (AI)

b. Vai trò, đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ ba

- Đặc trưng: công nghệ số, tính kết nối và trí tuệ nhân tạo

- Vai trò: tác động nhiều mặt đến xã hội khiến con người thay đổi cách làm việc và hoạt động

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Đánh giá công nghệ

Bài 7: Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ

Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Bài 9: Hình chiếu vuông góc

Bài 10: Hình cắt và mặt cắt

Đánh giá

0

0 đánh giá