Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 8 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.
Giải SGK Công nghệ 10 Bài 8 (Kết nối tri thức): Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
I. Khái niệm, vai trò của bản vẽ kĩ thuật
Phương pháp giải:
Quan sát, suy luận logic
Lời giải:
Kích thước của bàn là
- Cao 800
- Rộng mặt bàn 580
- Chiều dài mặt bàn 1200
- Độ dày mặt bàn 60
- Chiều rộng chân bàn là 480
- Khoảng cách từ chân bàn đến ngăn kéo là 500
- Khoảng trống giữa hai chân bàn là 1100...
Phương pháp giải:
Quan sát, liên hệ thực tiễn
Lời giải:
Hình 8.2a: Nhà thiết kế vẽ sơ đồ, phác họa, thiết kế bản vẽ kĩ thuật
Hình 8.2b: Nhà thiết kế trao đổi, đóng góp ý kiến cho bản vẽ
Hình 8.2c: Công nhân đọc, đối chiếu bản vẽ liên quan đến sản phẩm khi thiết kế
Hình 8.2d: Kĩ sư thiết kế sản phẩm dựa vào bản vẽ
Câu hỏi 2 trang 46 Công nghệ 10: Hãy cho biết vai trò của bản vẽ mặt bằng nhà ở (Hình 8.3).
Phương pháp giải:
Quan sát, suy luận logic
Lời giải:
Bản vẽ mặt bằng nhà ở có vai trò rất lớn trong đời sống. Nó cho biết
- Diện tích của mặt bằng trong thi công, thiết kế công trình là hình ảnh quan trọng nhất trên một bản vẽ.
- Bản vẽ cho biết kích thước và cách bố trí các phòng, phương tiện và thể hiện sự tiện ích trong phòng, lối đi lại cũng như vị trí, kích thước và độ dày của các chi tiết, giúp kỹ sư và nhân viên xây dựng bố trí nội thất một cách chính xác nhất.
II. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
Câu hỏi trang 47 Công nghệ 10: Quan sát Hình 8.4 và cho biết cách chia các khổ giấy chính từ khổ A0.
Phương pháp giải:
Quan sát, suy luận logic, liên hệ thực tế
Lời giải:
- Gấp đôi khổ giấy A0 ta được khổ giấy A1.
- Gấp đôi khổ giấy A1 ta được khổ giấy A2.
- Gấp đôi khổ giấy A2 ta được khổ giấy A3.
- Gấp đôi khổ giấy A3 ta được khổ giấy A4.
Quan sát, suy luận logic
Lời giải:
Khung bản vẽ sẽ được vẽ bằng nét liền đậm cách cạnh khổ giấy phải 20 mm và cách ba mép còn lại mỗi mép 10 mm
Câu hỏi trang 48 Công nghệ 10: Em hãy mô tả các kích thước và nội dung của khung tên.
Phương pháp giải:
Quan sát, suy luận logic
Lời giải:
Khung tên ghi các nội dung về quản lí bản vẽ, đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ. Kích thước của toàn bộ khung tên là 32 x 140 mm. Kích thước cụ thể của nội dung khung tên như sau:
(1) Tên gọi của vật thể: chiều rộng 16 mm, chiều dài 70 mm
(2) Tên vật liệu: chiều rộng 8 mm, chiều dài 30 mm
(3) Tỉ lệ của bản vẽ: chiều rộng 8 mm, chiều dài 20 mm
(4) Kí hiệu số bài tập: chiều rộng 8 mm, chiều dài 20 mm
(5) Họ và tên người vẽ: chiều rộng 8 mm, chiều dài 30 mm
(6) Ngày lập bản vẽ: chiều rộng 8 mm, chiều dài 20 mm
(7) Chữ kí của người kiểm tra: chiều rộng 8 mm, chiều dài 30 mm
(8) Ngày kiểm tra: chiều rộng 8 mm, chiều dài 20 mm
(9) Tên trường, lớp (đơn vị): chiều rộng 16 mm, chiều dài 70 mm.
Câu hỏi trang 49 Công nghệ 10: Quan sát Hình 8.7 và cho biết tên gọi của các nét vẽ
Phương pháp giải:
Quan sát, tra cứu
Lời giải:
A. Nét liền mảnh
B. Nét liền mảnh
C. Nét liền mảnh
D. Nét lượn sóng
E. Nét gạch dài chấm mảnh
F. Nét đứt mảnh
G. Nét liền đậm
H. Nét liền đậm
I. Nét gạch dài chấm mảnh
Phương pháp giải:
Quan sát, tra cứu
Lời giải:
- Kiểu chữ: kiểu đứng
- Khổ chữ: đạt tiêu chuẩn, khổ 10 mm
Câu hỏi 1 trang 51 Công nghệ 10: Quan sát Hình 8.9 và cho biết:
- Tên gọi của các phần tử ghi kích thước tương ứng với kí hiệu A, B, C, D.
- Chiều rộng và chiều cao của vật thể.
Phương pháp giải:
Quan sát, suy luận logic
Lời giải:
A. Đường kích thước
B. Chữ số kích thước
C. Đầu mút đường kích thước
D. Đường gióng kích thước
Chiều rộng của vật thể là 70 mm, chiều cao là 80 mm.
Phương pháp giải:
Quan sát, suy luận logic
Lời giải:
Quy luậtvề vị trí và hướng của con số kích thước so với đường kích thước:
- Đối với kích thước góc:
+ Nếu đường kích thước thẳng đứng, ta nhận thấy đầu con số kích thước hướng sang trái.
+ Đối với các đường kích thước nghiêng (so với đường nằm ngang của bản vẽ), con số kích thước được ghi sao cho, nếu ta quay đường kích thước và con số kích thước một góc nhỏ hơn 90 độ đến vị trí đường kích thước nằm ngang thì đầu con số kích thước hướng lên trên.
- Đối với kích thước độ dài: quy ước lấy đơn vị đó là mm, trên bản vẽ không ghi đơn vị đo.
Phương pháp giải:
Vẽ và thực nghiệm lại
Lời giải:
HS tự vẽ lại trên khổ giấy A4, theo đúng kích thước tiêu chuẩn.
Lý thuyết Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và tiêu chuẩn bản vẽ kĩ thuật
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT
- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu được trình bày dưới dạng hình vẽ, diễn tả hình dạng, kết cấu, các thông tin về kích thước, vật liệu, yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm,…
- Bản vẽ kĩ thuật có vai trò
+ Thể hiện ý tưởng của nhà thiết kế
+ Là tài liệu kĩ thuật để tiến hành chế tạo, thi công
+ Là cơ sở để kiểm tra, đánh giá sản phẩm
- Để sử dụng hiệu quả, an toàn ta cần bản vẽ kĩ thuật để
+ Minh họa cho hướng dẫn sử dụng sản phẩm
+ Là tài liệu kĩ thuật cần thiết khi bảo dưỡng, sử chữa sản phẩm
II. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
Mỗi bản vẽ đều có những tiêu chuẩn riêng để người vẽ và người thi công hiểu được với những nguyên tắc và quy ước riêng
1. Khổ giấy (TCVN 7285:2003)
- Khổ giấy được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7285:2003
- Ngoài ra còn có các khổ giấy kéo dài
Khung tên ghi các nội dung về quản lí bản vẽ, đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ. Kích thước của toàn bộ khung tên là 32 x 140 mm. Kích thước cụ thể của nội dung khung tên như sau:
(1) Tên gọi của vật thể: chiều rộng 16 mm, chiều dài 70 mm
(2) Tên vật liệu: chiều rộng 8 mm, chiều dài 30 mm
(3) Tỉ lệ của bản vẽ: chiều rộng 8 mm, chiều dài 20 mm
(4) Kí hiệu số bài tập: chiều rộng 8 mm, chiều dài 20 mm
(5) Họ và tên người vẽ: chiều rộng 8 mm, chiều dài 30 mm
(6) Ngày lập bản vẽ: chiều rộng 8 mm, chiều dài 20 mm
(7) Chữ kí của người kiểm tra: chiều rộng 8 mm, chiều dài 30 mm
(8) Ngày kiểm tra: chiều rộng 8 mm, chiều dài 20 mm
(9) Tên trường, lớp (đơn vị): chiều rộng 16 mm, chiều dài 70 mm.
2. Tỉ lệ (TCVN 7285:2003)
- Tỉ lệ là tỉ số kích thước đo trên bản vẽ so với kích thước thực tế
- Các tỉ lệ được ưu tiên sử dụng
3. Nét vẽ (TCVN 8-24:2002)
Tiêu chuẩn các nét vẽ khác nhau. Các nét vẽ thường dùng thể hiện qua bảng
4. Chữ viết
- Khổ chữ được xác định bằng chiều cao và tính bằng mm
- Có hai kiểu chữ là kiểu A với độ rộng là d= 114h và kiểu B với d= 110h với kiểu đứng hoặc nghiêng góc 75 độ với phương nằm ngang
5. Ghi kích thước (TCVN 5705:1993)
Quy luật về vị trí và hướng của con số kích thước so với đường kích thước:
- Đối với kích thước góc:
+ Nếu đường kích thước thẳng đứng, ta nhận thấy đầu con số kích thước hướng sang trái.
+ Đối với các đường kích thước nghiêng (so với đường nằm ngang của bản vẽ), con số kích thước được ghi sao cho, nếu ta quay đường kích thước và con số kích thước một góc nhỏ hơn 90 độ đến vị trí đường kích thước nằm ngang thì đầu con số kích thước hướng lên trên.
- Đối với kích thước độ dài: quy ước lấy đơn vị đó là mm (milimet), trên bản vẽ không ghi đơn vị đo.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.