Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 10: Hình cắt và mặt cắt

2.6 K

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 10: Hình cắt và mặt cắt sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 10 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải SGK Công nghệ 10 Bài 10 (Kết nối tri thức): Hình cắt và mặt cắt

I. Khái niệm hình cắt, mặt cắt

Câu hỏi mở đầu trang 57 Công nghệ 10: Hình 10.1 a, b cùng biểu diễn một vật thể, hãy cho biết sự khác nhau của hai hình này.

Câu hỏi mở đầu trang 57 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải: 

Quan sát, suy luận logic

Lời giải:

- Hình a thể hiện hình chiếu của vật thể.

- Hình b thể hiện hình cắt, mặt cắt của vật thể.

Câu hỏi 1 trang 58 Công nghệ 10: Quan sát Hình 10.2 và sắp xếp trình tự các hình a, b, c, d, e, g theo đúng trình tự hình thành mặt cắt, hình cắt ở trên.

Câu hỏi 1 trang 58 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 1 trang 58 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 2)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic

Lời giải:

Sắp xếp  c - b - a - e - g – d

Câu hỏi 2 trang 58 Công nghệ 10: Phân biệt khái niệm mặt cắt, hình cắt.

Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic

Lời giải:

Phân biệt mặt cắt với hình cắt là

- Mặt cắt: là hình biểu diễn phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

- Hình cắt: là hình biểu diễn bao gồm mặt cắt và hình chiếu của phần vật thể còn lại.

Luyện tập trang 59 Công nghệ 10: Quan sát Hình 10.5 và cho biết các hình 1, 2, 3, 4 thuộc loại hình biểu diễn nào và tên gọi của mỗi hình.

Luyện tập trang 59 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic

Lời giải:

Các mặt cắt ứng với là

1. Hình cắt A-A

2. Mặt cắt B-B

3. Mặt cắt A-A

4. Hình cắt B-B

II. Phân loại hình cắt, mặt cắt

Câu hỏi trang 61 Công nghệ 10: Quan sát Hình 10.9 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- So sánh mức độ phức tạp của hai mặt cắt.

- Tìm sự khác nhau về nét vẽ đường bao quanh của hai mặt cắt.

Câu hỏi trang 61 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic

Lời giải:

Mặt cắt chập được dùng để biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản.

Mặt cắt rời được dùng để biểu diễn mặt cắt có hình dạng phức tạp.

Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh.

Đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng nét liền đậm.

III. Vẽ hình cắt, mặt cắt

Thực hành 1 trang 63 Công nghệ 10: Cho hai hình chiếu một vật thể (Hình 10.16). Hãy vẽ hình cắt toàn bộ A - A.

Thực hành 1 trang 63 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic, vẽ lại

Lời giải:

Thực hành 1 trang 63 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Thực hành 2 trang 63 Công nghệ 10: Cho hai hình chiếu một vật thể (Hình 10.17). Hãy vẽ hình cắt một nửa B - B.

Thực hành 2 trang 63 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic, vẽ lại

Lời giải:

Thực hành 2 trang 63 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Vận dụng trang 63 Công nghệ 10: Hãy vẽ hình cắt, mặt cắt một số đồ vật trong gia đình.

Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic, vẽ lại

Lời giải:

VD: ghế sofa

Vận dụng trang 63 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lý thuyết Bài 10: Hình cắt và mặt cắt

I. KHÁI NIỆM MẶT CẮT, HÌNH CẮT

1. Khái niệm chung

- Hình cắt mặt cắt thể hiện các cấu tạo bên trong của vật thể. 

- Mặt cắt và hình cắt được hình thành như sau

+ Quan sát vật thể

+ Tưởng tượng, dùng một mặt phẳng cắt vật thể đó ra làm hai phần

+ Bỏ đi phần vật thể ở giữa người quan sát và mặt phẳng cắt

+ Chiếu vuông góc phần vật thể còn lại lên hình chiếu song song với mặt phẳng cắt

+ Hình biểu diễn phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt

+ Hình biểu diễn bao gồm mặt cắt và hình chiếu của phần vật thể còn gọi là hình cắt

Công nghệ 10 Bài 10: Hình cắt và mặt cắt | Kết nối tri thức (ảnh 9)2. Kí hiệu mặt cắt, hình cắt và kí hiệu vật liệu

- Kí hiệu mặt cắt và hình cắt (Hình 10.3) bao gồm

+ Vị trí mặt phẳng cắt vẽ bằng nét gạch dài chấm đậm (nét cắt)

+ Hướng chiếu là hai mũi tên vẽ vuông góc với nét cắt

+ Tên hình cắt, mặt cắt viết bằng chữ hoa ở bên cạnh nét cắt và ở phía trên hình cắt, mặt cắt

- Kí hiệu và vật liệu trên mặt cắt

Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt được vẽ theo quy định trong tiêu chuẩn (TCVN 7:1993). Hình 10.4 mô tả cách vẽ kí hiệu vật liệu của ba loại vật liệu khác nhau

Công nghệ 10 Bài 10: Hình cắt và mặt cắt | Kết nối tri thức (ảnh 8)II. Phân loại hình cắt, mặt cắt

1. Phân loại hình cắt 

- Có 3 loại hình cắt chủ yếu hay dùng:

+ Hình cắt toàn bộ: là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể

Công nghệ 10 Bài 10: Hình cắt và mặt cắt | Kết nối tri thức (ảnh 7)+ hình cắt bán phần: là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng

Công nghệ 10 Bài 10: Hình cắt và mặt cắt | Kết nối tri thức (ảnh 6)+ Hình cắt cục bộ: là hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh

Công nghệ 10 Bài 10: Hình cắt và mặt cắt | Kết nối tri thức (ảnh 5)2. Phân loại mặt cắt

- Mặt cắt rời: là mặt cắt vẽ ở ngoài hình chiếu

- Mặt cắt chập: là mặt cắt vẽ ở ngay trên hình chiếu

 

Công nghệ 10 Bài 10: Hình cắt và mặt cắt | Kết nối tri thức (ảnh 4)

III. Vẽ hình cắt, mặt cắt

Hình cắt, mặt cắt thường được vẽ theo các bước dưới đây

VD: cho các hình chiếu vuông góc của giá đỡ của giá vẽ, vẽ hình cắt, mặt cắt A-A

Công nghệ 10 Bài 10: Hình cắt và mặt cắt | Kết nối tri thức (ảnh 3)Bước 1: đọc bản vẽ để hình dung ra hình dáng và cấu tạo vật thể

Bước 2: xác định vị trí cắt

Công nghệ 10 Bài 10: Hình cắt và mặt cắt | Kết nối tri thức (ảnh 2)Bước 3: vẽ hình cắt, mặt cắt

Công nghệ 10 Bài 10: Hình cắt và mặt cắt | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Hình chiếu vuông góc

Bài 11: Hình chiếu trục đo

Bài 12: Hình chiếu phối cảnh

Bài 13: Biểu diễn quy ước ren

Bài 14: Bản vẽ cơ khí

Đánh giá

0

0 đánh giá