Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 12: Hình chiếu phối cảnh

1.9 K

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 12 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải SGK Công nghệ 10 Bài 12 (Kết nối tri thức): Hình chiếu phối cảnh

I. Nội dung của các phương pháp hình chiếu phối cảnh

Câu hỏi mở đầu trang 71 Công nghệ 10 : Hai hình vẽ trên cùng mô tả một ngôi nhà. Em hãy quan sát và nêu sự khác nhau của hai hình, hình nào giống với thực tế hơn. Tại sao?

Câu hỏi mở đầu trang 71 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 2)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic

Lời giải:

Ta nhận thấy:

- Hình a mô tả ngôi nhà với điểm nhìn từ trên xuống. 

- Hình b mô tả ngôi nhà từ vị trí quan sát của người đứng trên mặt đất. 

=>Do đó, hình b giống với thực tế hơn.

Câu hỏi 1 trang 72 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.2 và mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố: điểm nhìn, mặt phẳng tầm mắt, mặt tranh, mặt phẳng vật thể và đường chân trời.

 (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic

Lời giải:

Sau khi quan sát ta nhận thấy

- Mặt phẳng tầm mắt là mặt phẳng đi qua điểm nhìn và song song với mặt phẳng vật thể.

- Đường chân trời là đường giao giữa mặt phẳng tầm mắt với mặt tranh.

Câu hỏi 2 trang 72 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.3 và cho biết:

a) Các đoạn thẳng song song với nhau và nằm trên mặt phẳng song song với mặt tranh thì hình chiếu phối cảnh của chúng như thế nào?

b) Các đường thẳng song song với nhau và vuông góc với mặt tranh thì hình chiếu phối cảnh của chúng như thế nào?

c) Điểm tụ là gì? Điểm tụ có vị trí như thế nào so với đường chân trời?

 (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic

Lời giải:

Sau khi quan sát ta nhận thấy

a) Các đoạn thẳng song song với nhau và nằm trên mặt phẳng song song với mặt tranh thì hình chiếu phối cảnh của chúng chính là các đường thẳng song song.

b) Các đường thẳng song song với nhau và vuông góc với mặt tranh thì hình chiếu phối cảnh của chúng chính là các đường thẳng có xu hướng cắt nhau tại điểm tụ.

c) Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mặt phẳng hình chiếu  có xu hướng gặp nhau tại một điểm, điểm này gọi là điểm tụ. Điểm tụ là điểm nằm trên đường chân trời.

Câu hỏi 3 trang 72 Công nghệ 10: Quan sát Hình 12.4 và cho biết:

a) Mặt phía trước và hai mặt bên của ngôi nhà có song song với mặt tranh không?

b) Trên mặt trước và hai mặt bên của ngôi nhà, những đoạn thẳng song song với nhau và song song với mặt phẳng vật thể có hình chiếu phối cảnh như thế nào?

 (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic

Lời giải:

Sau khi quan sát, ta nhận thấy

a) Mặt trước và mặt bên của ngôi nhà không song song với mặt phẳng tranh.

b) Những đoạn thẳng song song với nhau và song song với mặt phẳng vật thể có hình chiếu phối cảnh các đường thẳng sẽ có xu hướng cắt nhau tại điểm tụ.

II. Vẽ hình chiếu phối cảnh

Thực hành trang 74 Công nghệ 10: Vẽ hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của một trong hai vật thể cho trên Hình 12.7.

Thực hành  trang 74 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận logic và vẽ lại

Lời giải:

Học sinh tự vẽ lại

Gợi ý

Thực hành  trang 74 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 2)

 

Vận dụng trang 74 Công nghệ 10: Hãy vẽ hình chiếu phối cảnh của một số đồ vật đơn giản trong gia đình.

Phương pháp giải:

Quan sát, vẽ lại

Lời giải:

Học sinh tự vẽ

Gợi ý

Vận dụng trang 74 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Chiếc giường

Lý thuyết Bài 12: Hình chiếu phối cảnh

I. NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHIẾU PHỐI CẢNH

Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

Công nghệ 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | Kết nối tri thức (ảnh 1)- Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ:

+ Đặc điểm : Mặt tranh song song một mặt của vật thể

+ Ứng dụng: Trong thiết kế nội thất

Công nghệ 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | Kết nối tri thức (ảnh 2)- Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ:

- Đặc điểm : Mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể

- Ứng dụng: Thiết kế phối cảnh công trình

Công nghệ 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | Kết nối tri thức (ảnh 3)II. Vẽ hình chiếu phối cảnh

- Có rất nhiều phương pháp vẽ hình chiếu phối cảnh. Ta lấy ví dụ hình 12.5 làm mẫu

Công nghệ 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | Kết nối tri thức (ảnh 4)Bước 1: Vẽ đường nằm ngang t - t làm đường chân trời

Công nghệ 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | Kết nối tri thức (ảnh 5)Bước 2. Chọn F’ làm điểm tụ trên t – t

Công nghệ 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | Kết nối tri thức (ảnh 6)Bước 3. Vẽ lại hình chiếu đứng của vật thể

Công nghệ 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | Kết nối tri thức (ảnh 7)Bước 4. Nối các điểm trên hình chiếu đứng với điểm F’

Công nghệ 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | Kết nối tri thức (ảnh 8)Bước 5. Trên đoạn nối từ hình chiếu đứng đến F’ lấy một điểm để xác định chiều rộng của vật thể. Từ điểm đó kẻ các đường song song với các cạnh của vật thể

Công nghệ 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | Kết nối tri thức (ảnh 9)Bước 6. Nối các điểm tìm được thì ta được hình chiếu phối cảnh của vật thể vẽ phác. Tô đậm các cạnh nhìn thấy của vật thể

Công nghệ 10 Bài 12: Hình chiếu phối cảnh | Kết nối tri thức (ảnh 10)

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 11: Hình chiếu trục đo

Bài 13: Biểu diễn quy ước ren

Bài 14: Bản vẽ cơ khí

Bài 15: Bản vẽ xây dựng

Bài 16: Vẽ kĩ thuật với sự trợ giúp của máy tính

Đánh giá

0

0 đánh giá