SBT Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

345

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Lịch sử 11 ( Chân trời sáng tạo ) Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Lịch sử 11 Bài 2 từ đó học tốt môn Lịch sử 11

SBT Lịch sử 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Câu 1 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Giai cấp tư sản Anh chú trọng xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa hơn là đầu tư sản xuất trong nước vì

A. đầu tư ở thuộc địa thu lại nhiều lợi nhuận hơn.

B. mức sống của cư dân Anh thấp, nhu cầu tiêu thụ không nhiều.

C. nước Anh không có tài nguyên để sản xuất công nghiệp.

D. năng lực lao động của công nhân ở Anh thấp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

2 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Vào giữa thế kỉ XIX, trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là

A. thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

B. đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc.

C. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì trong nông nghiệp.

D. thiếu nguồn nguyên liệu để phục vụ phát triển của công nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

3 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Hình thức tổ chức độc quyền phổ biến ở Đức là

A. Các-ten.

B. Xanh-đi-ca.

C. Tơ-rớt.

D. Công-xoóc- xi-om.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

4 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Điểm tương đồng trong đời sống kinh tế nước Mỹ, Đức, Anh, Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Kinh tế lâm vào khủng hoảng, suy thoái.

B. Sản xuất công nghiệp trì trệ, sa sút.

C. Sản xuất nông nghiệp chậm phát triển.

D. Xuất hiện các tổ chức độc quyền.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 9 SBT Lịch Sử 11: Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho điền vào chỗ trống (….) trong đoạn thông tin cho phù hợp về đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. (Lưu ý: Một từ không nhất thiết chỉ dùng một lần)

Anh

Đức

đế quốc cho vay nặng lãi

Pháp

Mỹ

ông vua công nghiệp

đế quốc thực dân

đế quốc quân phiệt, hiếu chiến

 

1. Những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của thực dân……………. tiến hành song song với những hoạt động bành trướng của các đế quốc khác, tính đến năm 1900, diện tích đất đai thuộc…………….. . lên tới 33 triệu km2 với số dân là 370 triệu người.

V.I. Lê-nin đã nêu lên rằng:“Chủ nghĩa đế quốc ............................ là chủ nghĩa……………………..

2. Điều nổi bật nhất đối với nước……………….. là sự tập trung tư bản ngân hàng. Năm 1908, có 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên tới 50 - 60 tỉ, trong đó, 13 tỉ đưa sang nước Nga, chỉ có 2 - 3 tỉ được đưa sang các thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng. Nhận xét đặc điểm chủ nghĩa đế quốc .................... , V.I. Lê-nin nêu lên: “Khác với chủ nghĩa ………....... , chủ nghĩa đế quốc. ................. là chủ nghĩa……………….

3. Bộ máy quan liêu nặng nề, tinh thần quân phiệt và chế độ cảnh sát thống trị trong cả nước. Đế quốc…………….. là một quốc gia có “nền độc tài quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng hình thức Nghị viện, với một mớ hỗn hợp những yếu tố phong kiến và đồng thời đã chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản”. Chủ nghĩa đế quốc ...........................là chủ nghĩa………………..

4. Từ địa vị một nước đi vay nợ trong thế kỉ XIX, …………... đã nhanh chóng trở thành một nước phát triển ngoại thương và xuất khẩu tư bản, xoá bỏ dần hiện tượng nước ngoài đầu tư vào ................. Bước vào thế kỉ XX, nền công nghiệp …………..... có những bước tiến mạnh mẽ, dần chiếm vị trí bá chủ thế giới, là xứ sở của các …………........

Lời giải:

1. Những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của thực dân Anh tiến hành song song với những hoạt động bành trướng của các đế quốc khác, tính đến năm 1900, diện tích đất đai thuộc đế quốc thực dân Anh lên tới 33 triệu km2 với số dân là 370 triệu người.

V.I. Lê-nin đã nêu lên rằng:“Chủ nghĩa đế quốc Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

2. Điều nổi bật nhất đối với nước Pháp là sự tập trung tư bản ngân hàng. Năm 1908, có 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên tới 50 - 60 tỉ, trong đó, 13 tỉ đưa sang nước Nga, chỉ có 2 - 3 tỉ được đưa sang các thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng. Nhận xét đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Pháp , V.I. Lê-nin nêu lên: “Khác với chủ nghĩa Anh, chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

3. Bộ máy quan liêu nặng nề, tinh thần quân phiệt và chế độ cảnh sát thống trị trong cả nước. Đế quốc Đức là một quốc gia có “nền độc tài quân sự được tổ chức theo lối quan liêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng hình thức Nghị viện, với một mớ hỗn hợp những yếu tố phong kiến và đồng thời đã chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản”. Chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

4. Từ địa vị một nước đi vay nợ trong thế kỉ XIX, Mỹ đã nhanh chóng trở thành một nước phát triển ngoại thương và xuất khẩu tư bản, xoá bỏ dần hiện tượng nước ngoài đầu tư vào Mỹ. Bước vào thế kỉ XX, nền công nghiệp Mỹ có những bước tiến mạnh mẽ, dần chiếm vị trí bá chủ thế giới, là xứ sở của các ông vua công nghiệp

Câu 3 trang 10 SBT Lịch Sử 11: Hãy đánh dấu x vào □ trước đoạn thông tin đề cập đến những sự kiện chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới. Giải thích.

□ Dưới tác động của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mỹ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, khai sinh một loạt quốc gia tư sản mới. Ở châu Âu, tháng 7 - 1830, phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-bông.

Giải thích: ……………………………………………………………

□ Trong những năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản lại diễn ra ở nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố chế độ tư bản Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a và đế quốc Áo - Hung.

Giải thích: ………………………………………………………….

□ Từ năm 1859 đến năm 1870, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đại diện là Ô.Crôm-oen - một quý tộc tư sản hoá, 7 quốc gia ở bán đảo I-ta-li-a đã thống nhất thành Vương quốc I-ta-li-a.

Giải thích: ……………………………………………………………

□ Từ năm 1864 đến đầu năm 1871, nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ bằng cuộc chiến tranh chinh phục dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác.

Giải thích: ……………………………………………….

□ Ở Nga, do các cuộc bạo động của nông nô diễn ra dồn dập trong những năm 1858 - 1860, tháng 2 - 1861, Nga hoàng ban bố Sắc lệnh nô lệ. Cuộc cải cách có tính chất phong kiến này đã mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chủ nghĩa tư bản.

Giải thích: …………………………………………………….

Lời giải:

x Dưới tác động của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mỹ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, khai sinh một loạt quốc gia tư sản mới. Ở châu Âu, tháng 7 - 1830, phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-bông.

Giải thích: CNTB tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu và châu Mĩ.

x Trong những năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản lại diễn ra ở nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố chế độ tư bản Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a và đế quốc Áo - Hung.

Giải thích: CNTB tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu

x Từ năm 1864 đến đầu năm 1871, nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ bằng cuộc chiến tranh chinh phục dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác.

Giải thích: CNTB tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu.

x Ở Nga, do các cuộc bạo động của nông nô diễn ra dồn dập trong những năm 1858 - 1860, tháng 2 - 1861, Nga hoàng ban bố Sắc lệnh nô lệ. Cuộc cải cách có tính chất phong kiến này đã mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chủ nghĩa tư bản.

Giải thích: CNTB tiếp tục phát triển rộng khắp châu Âu

Câu 4 trang 12 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành sơ đồ dưới đây về những tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

SBT Lịch sử 11 ( Chân trời sáng tạo ) Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản (ảnh 1)

Lời giải:

 

SBT Lịch sử 11 ( Chân trời sáng tạo ) Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản (ảnh 2)
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
 
Đánh giá

0

0 đánh giá