Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi Học kì 2 Tiếng việt lớp 3 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Tiếng việt lớp 3 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ tư 150k mua trọn bộ Đề thi Tiếng việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây:Link tài liệu
Top 10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
Nội dung kiểm tra |
Số câu, số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
||||||||
TN
|
TL |
HT khác |
TN
|
TL |
HT khác |
TN |
TL |
HT khác |
TN |
TL |
HT khác |
|||
Đọc hiểu |
Số câu |
2 |
|
|
2 |
|
|
|
1 |
|
|
1 |
|
6 |
Câu số |
1,4 |
|
|
2,3 |
|
|
|
5 |
|
|
6 |
|
|
|
Số điểm |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
1 |
|
|
1 |
|
4 |
|
Kiến thức tiếng việt |
Số câu |
|
1 |
|
|
1 |
|
|
1 |
|
|
|
|
3 |
Câu số |
|
7 |
|
|
8 |
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
Số điểm |
|
0,5 |
|
|
0,5 |
|
|
1 |
|
|
|
|
2 |
|
Tổng |
Số câu |
2 |
1 |
|
2 |
1 |
|
|
2 |
|
|
1 |
|
9 |
Số điểm |
1 |
0,5 |
|
1 |
0,5 |
|
|
2 |
|
|
1 |
|
6 |
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT
TT |
Chủ đề |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
|||
1 |
Bài viết 1 |
Số câu |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
1 |
Câu số |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
||
Số điểm |
|
|
|
4 |
|
|
|
|
4 |
||
2 |
Bài viết 2 |
Số câu |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
1 |
Câu số |
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
||
Số điểm |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
6 |
||
Tổng số câu |
|
|
|
1 |
|
|
|
1 |
2 |
||
Tổng số điểm |
|
|
|
4 |
|
|
|
6 |
10 |
Đề thi học kì 2 Tiếng việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CHUYỆN TRONG VƯỜN
Cây hoa giấy và cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc. Hàng trăm bông hoa giấy nở đỏ rực cả một góc vườn. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ, thân cành trơ trụi, nứt nẻ.
Cây hoa giấy nói :
- Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi nơi đây để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo con vẫn nép mình, im lặng. Ít lâu sau, nó bắt đầu mọc những chiếc lá tròn, bóng láng. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Thoáng chốc, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đầu mùa thu, những quả táo to, chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn đi dạo. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen ngon. Cây hoa giấy buồn khi thấy không ai để ý đến mình.
Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn :
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon để mọi người
thưởng thức. Còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.
Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu.
(Theo Thành Tuấn)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cây hoa giấy? (0,5 điểm)
A. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc.
B. Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi.
C. Hàng trăm bông hoa giấy nở đỏ rực cả một góc vườn.
Câu 2: Mùa xuân, cây táo như thế nào?(0,5 điểm)
A. Thân cành trơ trụi, nứt nẻ.
B. Đâm chồi, nảy những chiếc lá hiếm hoi.
C. Nở ra những bông hoa có mùi thơm nhè nhẹ.
Câu 3: Câu hoa giấy đã nói gì với cây táo sau khi thấy vẻ ngoài của cây táo? (0,5 điểm)
A. Cậu đã làm cho khu vườn thêm tươi đẹp.
B. Cậu làm xấu khu vườn, đi chỗ khác cho tớ nở hoa.
C. Cậu làm cho khu vườn thêm chật hẹp.
Câu 4: Sau khi thấy hai ông cháu không để ý gì đến mình, cây hoa giấy đã cảm thấy như thế nào? (0,5 điểm)
A. Nó cảm thấy vui vẻ.
B. Nó cảm thấy buồn bã.
C. Nó cảm thấy lo lắng.
Câu 5: Viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em về hành động, việc làm của cây táo? (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 7: Tìm một cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau trong bài đọc.(0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 8: Chỉ ra các câu khiến được sử dụng trong bài đọc. (0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 9:Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn dưới đây.(1 điểm)
Trong vườn hoa nhà bà em□bà trồng rất nhiều loại hoa như□hoa giấy□hoa hồng□ hoa mai□hoa mười giờ□hoa huệ...Ngoài ra□bà còn trồng thêm một vài cây ăn quả □ cây táo □ cây ổi □ cây na và cây mít.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Hoa thiên lí
Thiên lí là một cây dây leo chằng chịt. Hoa nở thành từng chùm ở nách lá, nụ hoa màu xanh lục, lúc hoa nở có màu vàng rất nhẹ (màu thiên lí). Hương thơm tỏa vào ban đêm và sáng sớm. Khoảng đầu hè đến giữa thu là mùa hoa thiên lí nở. Sang đông, cây rụng lá rồi chết các cành nhỏ, chỉ còn thân chính và gốc cây vẫn sống. Tháng hai tháng ba hàng năm, từ gốc cây và thân chính thiên lí lại nảy chồi rồi phát triển.
(Lê Linh)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) kể lại chuyến đi chơi của em tới tham quan một cảnh đẹp của đất nước ta.
Gợi ý:
- Giới thiệu về chuyến đi đó.
- Giới thiệu bao quát về cảnh đẹp mà em đã tới tham quan.
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp.
- Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp.
Đề thi học kì 2 Tiếng việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Ở NHÀ MÁY GÀ
Những chú gà công nghiệp
Thật khác chú gà nhà
Được ấp trong lò điện
Tự mổ vỏ mà ra
Người đầu tiên chú thấy
Áo choàng trắng thướt tha
Chắc là mẹ mình đấy!
Mẹ đẹp như tiên sa!
Anh em đông hàng ngàn
Chẳng biết ai ra trước
Chẳng biết ai là út
Chẳng ai đòi phần hơn!
Mẹ chiều cả ngàn con
Giải trấu thay đệm mới
Thắp đèn làm lửa sưởi
Máng ăn ăm ắp đầy
Gà mà chẳng ở chuồng
Cả dãy nhà rộng đẹp
Bè bạn cứ vàng ươm
Hát suốt ngày liếp nhiếp.
(Vân Long)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Những chú gà công nghiệp có đặc điểm gì khác so với chú gà nhà? (0,5 điểm)
A. Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.
B. Được ấp bằng lò sưởi, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.
C. Được ấp bằng lò điện, không tự mổ vỏ mình để ra ngoài.
Câu 2: Theo em, người mẹ mà chú gà nhắc đến trong khổ thơ 2 là nóivề ai? (0,5 điểm)
A. Mẹ gà mái.
B. Chị em của chú gà.
B. Cô công nhân.
Câu 3: Vì sao chú gà lại không biết ai ra trước, ai là út trong đàn gà?(0,5 điểm)
A. Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.
B. Vì trong đàn, anh em của chú gà đến từ rất nhiều nơi.
C. Vì trong đàn, những chú gà rất giống nhau nên chú không phân biệt được.
Câu 4:“Người mẹ” đã nuông chiều cả ngàn đứa con của mình như thế nào? (0,5 điểm)
A. Giải trấu, thắp lò sưởi và cho chúng ăn.
B. Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.
C. Giải chăn đệm, thắp đèn sưởi và dạy chúng hát.
Câu 5: Em thích nhất hình ảnh nào về chú gà trong bài thơ? Vì sao?(1 điểm)
Câu 6: Kể ra 2điểm khác nhau giữa gà công nghiệp và gà nhà (ngoại trừ đặc điểm trong bài thơ đã nói đến).(1 điểm)
Câu 7: Chỉ ra câu thơ trong bài có sử dụng hình ảnh so sánh và điền vào bảng sau: (0,5 điểm)
Sự vật 1 |
Đặc điểm |
Từ so sánh |
Sự vật 2 |
|
|
|
|
Câu 8: Tìm từ có nghĩa giống với từ: rộng, tha thướt.(0,5 điểm)
Câu 9: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.(1 điểm)
Đàn gà có tất ca năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cuncơn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng cua rơm được phơi vậy.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Mênh mông mùa nước nổi
Những chuyến đò ngang sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiếc xuồng con bắt đầu ra đồng đi giăng câu, thả lưới. Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng đi qua, như mời gọi ai đó vươn tay tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi.
(Trần Tùng Chinh)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của emvề cảnh vật quê hương.
Gợi ý:
- Tên cảnh vật quê hương.
- Đặc điểm bao quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật.
- Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật.
- Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
A. Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.
Câu 2: (0,5 điểm)
B. Cô công nhân.
Câu 3: (0,5 điểm)
A. Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.
Câu 4: (0,5 điểm)
B. Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.
Câu 5: (1 điểm)
HS nêu được hình ảnh mình thích và đưa ra lí do.
Câu 6: (1 điểm)
- Điểm khác nhau giữa gà công nghiệp và gà nhà:
+ Gà công nghiệp được nuôi trong trang trại, khá chậm chạp, không nhanh nhẹn.
+ Gà nhà được thả tại vườn nhà, nhanh nhẹn.
Câu 7: (0.5 điểm)
Sự vật 1 |
Đặc điểm |
Từ so sánh |
Sự vật 2 |
Mẹ |
đẹp |
như |
tiên sa |
Câu 8: (0.5 điểm)
- rộng – to lớn.
- tha thướt – lả lướt/ thướt tha.
Câu 9: (1 điểm)
Đàn gà có tất cả năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cũncỡn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng của rơm được phơi vậy.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
• 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
• 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
• 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
• 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
• 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Đề thi học kì 2 Tiếng việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG
Vua Trần Nhân Tông trịnh trọng hỏi các bô lão:
- Nước Đại Việt ta tuy là một nước nhỏ ở phương nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó…Từ cổ xưa đến giờ thật chưa có khi nào giặc mạnh và hung hãn như ngày nay. Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân, bảo rằng : “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy !”. Vậy nên liệu tính sao ?
Mọi người xôn xao tranh nhau nói :
- Xin bệ hạ cho đánh !
- Thưa, chỉ có đánh !
Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa :
- Nên hòa hay nên đánh ?
Tức thì muôn miệng một lời :
- Đánh! Đánh!
Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi.Nhà vua trẻ, mắt long lanh, gương mặt hồng hào phản chiếu ánh lửa đuốc cháy bập bùng.
(Lê Vân)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Vua Trần Nhân Tông cho tổ chức hội nghị nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)
A. Để tụ họp các bô lão lại nhằm tổ chức tiệc.
B. Để tụ họp các bô lão họp về việc đối phó với quân giặc.
C. Để tụ họp các bô lão tìm ra người xung phong đi đánh giặc.
Câu 2: Các bô lão đã có ý kiến như thế nào?(0,5 điểm)
A. Các bô lão đồng loạt đưa ra ý kiến xin đánh giặc.
B. Các bô lão hỏi vua định hòa hay định đánh.
C. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói, mỗi người một ý kiến.
Câu 3: Thông qua ý kiến của các bô lão, em thấy họ là những người như thế nào?
(0,5 điểm)
A. Họ là những người hèn nhát, tự ti về khả năng chiến đấu của mình trong trận đấu.
B. Họ là những người anh dũng, quyết tâm đánh giặc để bảo vệ nước nhà.
C. Họ là những người không có chứng kiến, chỉ nghe theo ý của vua.
Câu 4: Theo em, vì sao vua tôi và các bô lão đồng lòng trong việc đối phó với quân Mông Cổ? (0,5 điểm)
A. Vì họ mong muốn đánh bại kẻ thù xâm lược, giữ gìn chủ quyền độc lập dân tộc.
B. Vì họ mong muốn nhân dân rơi vảo cảnh lầm than, khổ cực.
C. Vì họ không còn lựa chọn nào khác.
Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 6: Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về vị vua Trần Nhân Tông và các vị bô lão. (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 7: Các dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng gì?(0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 8: Tìm các tên riêng được sử dụng trong bài đọc. (0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một cảnh đẹp của quê hương em.(1 điểm)
........................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Vời vợi Ba Vì
Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.
(Võ Văn Trực)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) kể lại một việc tốt mà em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
- Giới thiệu về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- Em làm việc ấy khi nào? Ở đâu?
- Em làm việc ấy cùng ai? Công việc ấy diễn ra như thế nào?
- Ý nghĩa của việc làm ấy đối với việc bảo vệ môi trường.
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Đề thi học kì 2 Tiếng việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024 - Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Kết nối tri thức
Năm học 2023 - 2024
Môn: Tiếng Việt lớp 3
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
Sự tích chú Cuội cung trăng
Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ. Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu, leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về.
Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên.
Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lững thững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng.
Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.
(Truyện cổ việt nam)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Một hôm, Cuội vào rừng đã gặp con vật gì? (0,5 điểm)
A. Một con hổ con.
B. Một con gấu.
C. Một con cáo.
Câu 2: Do đâu mà Cuội đã phát hiện ra cây thuốc?(0,5 điểm)
A. Do Cuội vào rừng đốn củi và phát hiện được.
B. Do Cuội thấy hổ mẹ cứu sống con bằng lá thuốc nên phát hiện được.
C. Do Cuội chạy trốn khỏi đàn hổ nên phát hiện được.
Câu 3: Vì sao Cuội lấy được vợ? (0,5 điểm)
A. Vì Cuội cứu sống được phú ông.
B. Vì Cuội cứu sống được con gái phú ông.
C. Vì Cuội cứu sống được phú ông và con gái phú ông.
Câu 4: Vì sao Cuội bay lên cung trăng? (0,5 điểm)
A. Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc nên cây bay lên trời.
B. Vì Cuội thấy cây bay lên trời nên nhảy bổ đến. Cây thuốc cứ bay lên, kéo theo Cuội cùng bay lên.
C. Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 5: Từ khi có cây thuốc quý, Cuội đã làm gì? (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 6: Em có nhận xét gì về Cuội? (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu “Để cứu sống vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại.” trả lời cho câu hỏi gì? (0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 8: Tìm hai từ có nghĩa giống với từ tươi tỉnh. (0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 9: Đặt một câu cảm nói về tình cảm của Cuội dành cho vợ của mình. (1 điểm)
........................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Giếng đẹp xóm em
Mẹ em gánh nước
Giếng khơi mát lành
Nấu cơm, cơm dẻo
Luộc rau, rau xanh.
Gội đầu tóc mượt
Rửa tay trắng hồng
Một gàu nước mát
Nghé ơi, thích không?
Cúi nhìn giếng nước
Em thấy mây bay
Thấy trời rộng rộng
Vườn xanh bóng cây.
Giếng đẹp xóm em
Ai tới mà xem
Đêm nhìn mặt nước
Trăng vàng hiện lên.
(Nguyễn Viết Bình)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã học hoặc đã đã nghe.
Gợi ý:
- Đó là nhân vật nào?Nhân vật đó trong truyện gì?
- Lí do em thích hoặc không thích nhân vật ấy?
- Bài học hoặc lời khuyên em muốn dành cho nhân vật là gì?
Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!
Xem thêm đề thi các môn lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức hay, có đáp án chi tiết:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.