15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

414

Toptailieu.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Câu 1. Sác-lơ Đác-uyn là tác giả của

A. Thuyết tiến hóa.

B. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

C. Thuyết tương đối.

D. Định luật bảo toàn năng lượng.

Đáp án đúng là: A

Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa, giải thích sự đa dạng các chủng loài động, thực vật là do chọn lọc tự nhiên

Câu 2. Năm 1898, hai nhà khoa học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã tìm ra loại năng lượng nào?

A. Năng lượng điện.

B. Năng lượng hơi nước.

C. Năng lượng phóng xạ.

D. Năng lượng Mặt Trời.

Đáp án đúng là: C

Năm 1898, 2 nhà khoa học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã tìm ra năng lượng phóng xạ, đặt nền tảng cho ngành nguyên tử học.

Câu 3. M. Lô-mô-nô-xốp là tác giả của thành tựu khoa học nào sau đây?

A. Thuyết vạn vật hấp dẫn.

B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

C. Thuyết tiến hóa.

D. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Đáp án đúng là: B

M. Lô-mô-nô-xốp là tác giả của Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Câu 4. Nhà khoa học nào dưới đây là tác giả của Thuyết vạn vật hấp dẫn?

A. I. Niu-tơn.

B. M. Lô-mô-nô-xốp.

C. S. Đác-uyn.

D. Đ.I. Men-đê-lê-ép.

Đáp án đúng là: A

I. Niu-tơn là tác giả của Thuyết vạn vật hấp dẫn.

Câu 5. Trong các thế kỉ XVIII - XIX, ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đã được xây dựng tương đối hoàn thiện, với những đại diện xuất sắc là

A. L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen.

B. A. Xmit và D. Ri-các-đô.

C. C.H. Xanh-xi-mông và S. Phu-ri-ê.

D. C. Mác và Ph.Ăng-ghen.

Đáp án đúng là: A

Trong các thế kỉ XVIII - XIX, ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đã được xây dựng tương đối hoàn thiện, với những đại diện xuất sắc là L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen.

Câu 6. A.G. Bell đã phát minh ra

A. máy hơi nước.

B. máy điện thoại.

C. bóng đèn.

D. tàu thủy chạy bằng hơi nước.

Đáp án đúng là: B

A.G. Bell đã phát minh ra máy điện thoại.

Câu 7. Tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước là phát minh của ai?

A. R. Phơn-tơn.

B. G. Men-đen.

C. T. Ê-đi-xơn.

D. A.G. Bell.

Đáp án đúng là: A

Năm 1807, R. Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo thành công tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.

Câu 8. Trong các thế kỉ XVIII - XIX, việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới, như:

A. đồng đỏ, sắt,…

B. sắt, đồng thau,…

C. thép, nhôm,…

D. đồng đỏ, đồng thau,…

Đáp án đúng là: C

Trong các thế kỉ XVIII - XIX, việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới, như: thép, nhôm,…

Câu 9. Phát minh nào dưới đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay và thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ?

A. Máy hơi nước.

B. Động cơ đốt trong.

C. Pin Mặt Trời.

D. Năng lượng nguyên tử.

Đáp án đúng là: B

Việc phát minh ra động cơ đốt trong đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay và thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.

Câu 10. Máy đĩa nghe nhạc, bóng đèn,… là phát minh của ai?

A. R. Phơn-tơn.

B. G. Men-đen.

C. T. Ê-đi-xơn.

D. A.G. Bell.

Đáp án đúng là: C

Máy đĩa nghe nhạc, bóng đèn,… là phát minh của T. Ê-đi-xơn.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX?

A. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh trí tuệ.

B. Mang đến những hiểu biết sâu sắc về xã hội loài người.

C. Đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp.

D. Nhận thức của con người về thế giới tự nhiên có sự thay đổi.

Đáp án đúng là: C

- Tác động của sự phát triển khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX:

+ Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.

+ Mang đến những hiểu biết sâu sắc về xã hội loài người.

+ Tác động trực tiếp đến đời sống xã hội loài người, đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp.

Câu 12. Nhà văn Vích-to Huy-gô là tác giả của tác phẩm nào dưới đây?

A. “Những người khốn khổ”.

B. “Chiến tranh và hòa bình”.

C. “Đông Gioăng”.

D. “Tấn trò đời”.

Đáp án đúng là: A

Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Vích-to Huy-gô.

Câu 13. Tiểu thuyết “Đông Gioăng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?

A. Vích-to Huy-gô.

B. Lép Tôn-xtôi.

C. H. Ban-dắc.

D. Lo Bai-rơn.

Đáp án đúng là: D

Tiểu thuyết “Đông Gioăng” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lo Bai-rơn.

Câu 14. Nhà H. Ban-dắc là tác giả của tác phẩm nào dưới đây?

A. “Những người khốn khổ”.

B. “Chiến tranh và hòa bình”.

C. “Đông Gioăng”.

D. “Tấn trò đời”.

Đáp án đúng là: D

Bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn H. Ban-dắc.

Câu 15. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Vích-to Huy-gô là tác phẩm

A. “Nhà thờ Đức bà Pa-ri”.

B. “Chiến tranh và hòa bình”.

C. “Đông Gioăng”.

D. “Tấn trò đời”.

Đáp án đúng là: A

Tiểu thuyết “Nhà thờ Đức bà Pa-ri” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Vích-to Huy-gô.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

I. Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và kĩ thuật

a) Khoa học

* Khoa học tự nhiên:

- Thành tựu tiêu biểu:

+ Đầu thế kỉ XVIII, trên lĩnh vực Vật lí, I. Niu-tơn công bố Thuyết vạn vật hấp dẫn.

+ Giữa thế kỉ XVIII, trên lĩnh vực Vật lí và Hoá học, M. Lô-mô-nô-xốp công bố Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

+ Giữa thế kỉ XIX, trên lĩnh vực Sinh học, thuyết tiến hoá của S. Đác-uyn đã giải thích sự đa dạng của các chủng loài động, thực vật là do quá trình chọn lọc tự nhiên.

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài  (ảnh 1)

- Tác động:

+ Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về vạn vật biển chuyển, vận động theo quy luật.

+ Đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại trong kĩ thuật và công nghiệp.

* Khoa học xã hội:

- Thành tựu tiêu biểu: các ngành khoa học xã hội gắn liền với sự xuất hiện của nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ:

+ Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với những đại diện xuất sắc là L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen.

+ Ở Anh, kinh tế chính trị học tư sản ra đời với những tác phẩm nổi tiếng của A. Xmít và D. Ri-các-đô.

+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của C. H. Xanh Xi-mông, S. Phu-ri-ê (Pháp) và R. Ô-oen (Anh).

+ Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do C. Mác và Ph. Ăng-ghen sáng lập, là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài  (ảnh 2)

- Tác động:

+ Lên án mặt trái của chủ nghĩa tư bản.

+ Phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội mới không có chế độ tư hữu và không có bóc lột.

+ Từng bước hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

b) Kĩ thuật

- Thành tựu tiêu biểu: nhiều phát minh, cải tiến kĩ thuật ra đời trong thế kỉ XIX như: cải tiến kĩ thuật luyện kim, tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới, chế tạo máy công cụ,... Ngành giao thông vận tải có những tiến bộ vượt bậc.

+ Năm 1807, Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo được tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

+ Với việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới (thép, nhôm).

+ Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.

+ Việc phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.

+ Trong nông nghiệp, cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang thế kỉ XIX, phân hoá học, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài  (ảnh 3)

- Tác động: tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng.

II. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật

* Thành tựu tiêu biểu về Văn học

- Văn học trong các thế kỉ XVIII - XIX phát triển rực rỡ với sự xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ lớn mà các tác phẩm của họ đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội, đặt nền móng cho văn học hiện đại. Tiêu biểu là: Tấn trò đời của H. Ban-dắc; Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô (Pháp); Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi (Nga)...

- Ngoài ra còn có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn khác để lại dấu ấn sâu sắc trong thời kì này như: A. Pu-skin (Nga); Ph. Si-lơ, Giô-han Gớt (Đức); W. Thác-cơ-rê, S. Đích-ken (Anh)…

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài  (ảnh 4)

* Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật:

- Lĩnh vực âm nhạc:

+ Thế kỉ XVIII, âm nhạc ghi lại dấu ấn sâu sắc của các nhạc sĩ W. Mô-da (Áo), S. Bách (Đức) với những tác phẩm được coi là mẫu mực cổ điển.

+ Thế kỉ XIX, âm nhạc tràn đầy tính lãng mạn với tên tuổi của L. Bét-thô-ven (Đức), Ph. Sô-panh (Ba Lan), P. I. Trai-cốp-xki (Nga)....

- Lĩnh vực kiến trúc: Cung điện Véc-xai (Pháp) được hoàn thành đầu thế kỉ XVIII, sau đó tiếp tục được hoàn chỉnh và trở thành một công trình kiến trúc cực kì đồ sộ và lộng lẫy.

- Lĩnh vực hội họa: Thế kỉ XVIII - XIX đã xuất hiện nhiều danh hoạ với các tác phẩm nổi tiếng, gắn bó với cuộc sống hiện thực. Tiêu biểu là Gi. Đa-vít, Ơ. Đơ-la-croa (Pháp); Ph. Gôi-a (Tây Ban Nha); I. Lê-vi-tan (Nga); V. Van Gốc (Hà Lan),...

15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài  (ảnh 5)

* Tác động:

- Góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn, bất công trong xã hội đương thời;

- Thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Trắc nghiệm Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Trắc nghiệm Bài 15: Ấn độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá