Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 18: Quy trình thiết kế kĩ thuật

1 K

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 18: Quy trình thiết kế kĩ thuật sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 18 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải SGK Công nghệ 10 Bài 18 (Kết nối tri thức): Quy trình thiết kế kĩ thuật

I. Khái quát về quy trình thiết kế kĩ thuật

Câu hỏi mở đầu trang 105 Công nghệ 10: Quan sát Hình 18.1 và cho biết vấn đề gì cần giải quyết, có những giải pháp nào để giải quyết vấn đề đó.

Câu hỏi mở đầu trang 105 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát, suy luận, liên hệ thực tế

Lời giải:

Vấn đề đặt ra cần giải quyết ở đây là giúp người ngồi xe lăn di chuyển được lên bậc thang.

Giải pháp: 

Cách 1. Xây một rãnh trượt tự động trên cầu thang và có tay vịn

Cách 2: Xây thang máy kẹp ở trên cầu thang

Câu hỏi trang 105 Công nghệ 10: Quan sát Hình 18.2 và đọc mục II của bài học, thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Tóm tắt nội dung cơ bản của từng bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật.

- Trong quy trình, bước nào có tính chất quyết định cho tính sáng tạo của hoạt động thiết kế kĩ thuật.

- Làm rõ mối quan hệ giữa "xác định yêu cầu" và "kiểm chứng giải pháp".

Câu hỏi trang 105 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Suy luận, liên hệ thực tế

Lời giải:

Nội dung cơ bản của từng bước trong quy trình thiết kế kĩ thuật.

1. Xác định vấn đề: Kết thúc bước này cần phải hiểu và trả lời rõ ràng các câu hỏi: Vấn đề hay là nhu cầu cần giải quyết là gì? Ai đang gặp vấn đề hay là có nhu cầu cần giải quyết? Tại sao vấn đề hay nhu cầu đó lại phải cần giải quyết?

2. Tìm hiểu tổng quan: nghiên cứu kiến thức và các giải pháp đã có, chuẩn bị đầy đủ cơ sở cho các hoạt động giải quyết các vấn đề tiếp theo.

3. Xác định yêu cầu: Đề xuất những yêu cầu, tiêu chí thiết kế cần phải đạt được. Một trong những cách xây dựng tiêu chí là dựa vào sự phân tích các giải pháp hay là sản phẩm đang có.

4. Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp: 

Đề xuất giải pháp: Cần đề xuất số lượng tối đa các giải pháp có thể và bám sát với yêu cầu, tiêu chí đã nêu.

Đánh giá và lựa chọn giải pháp: Lựa chọn giải pháp tối ưu nhất vừa đáp ứng yêu cầu, tiêu chí của sản phẩm, vừa phù hợp với nguồn tài chính, công nghệ, trang thiết bị và nhân lực thực hiện.

5. Xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp: Nguyên mẫu là phiên bản hoạt động của giải pháp đã lựa chọn, thường được chế tạo các vật liệu không giống với sản phẩm cuối cùng. Mẫu này sẽ được xem xét, đánh giá kiểm tra mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của sản phẩm.

6. Kiểm chứng giải pháp: Nguyên mẫu sẽ được thử nghiệm để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đặt ra cho sản phẩm.

7. Lập hồ sơ kĩ thuật: Lập hồ sơ kĩ thuật cho sản phẩm thiết kế phản ánh đầy đủ hình dạng, kết cấu, các thông số kĩ thuật, các quy trình công nghệ đủ để sản xuất, chế tạo sản phẩm và để làm cơ sở cho các giải pháp và thiết kế về sau.

- Trong quy trình, bước có tính chất quyết định cho tính sáng tạo của hoạt động thiết kế kĩ thuật là bước đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp có tính chất quyết định cho tính sáng tạo và là cơ sở của hoạt động thiết kế kĩ thuật.

- Mối quan hệ giữa "xác định yêu cầu" và "kiểm chứng giải pháp" là Nguyên mẫu sẽ được thử nghiệm để đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí đặt ra cho sản phẩm. Khi nguyên mẫu chỉ đáp ứng một phần, hoặc không đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chí đặt ra, cần điều chỉnh giải pháp, nguyên mẫu và thử nghiệm lại.
II. Nội dung các bước thiết kế kĩ thuật

Luyện tập trang 106 Công nghệ 10: Hãy xác định vấn đề cho tình huống dưới đây: Gia đình Nam sử dụng dây phơi ngoài trời, đây là cách làm quần áo khô tự nhiên dựa vào ánh nắng mặt trời, tiết kiệm chi phí. Một hôm, do không có ai ở nhà, toàn bộ quần áo phơi bị ướt khi trời mưa, Nam phải giặt lại toàn bộ số quần áo trên. Nam không muốn điều này xảy ra nữa.

Luyện tập trang 106 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Suy luận, liên hệ thực tế

Lời giải:

Vấn đề của tình huống là: Nam muốn quần áo phơi không bị ướt lúc không có ai ở nhà.

Luyện tập trang 107 Công nghệ 10: Hãy tìm hiểu thông tin về một số loại giàn phơi bảo vệ quần áo khỏi trời mưa đang có trên thị trường theo mẫu dưới đây:

Luyện tập trang 107 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ thực tế

Lời giải:

Học sinh tự tìm hiểu và gợi ý dưới đây

STT

Tên sản phẩm, hãng sản xuất

Hình ảnh

Mô tả hoạt động

1

Giàn phơi thông minh Duy Lợi

Luyện tập trang 107 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Trên giàn phơi gồm 4 thanh và có các móc bảo vệ quần áo khỏi bị bay

2

Giàn phơi đồ thông minh có thể gập lại của AmazonBasics

Luyện tập trang 107 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 3)

Giá có 11 thanh phơi quần áo, trong đó mỗi mặt phẳng bao gồm 4 thanh. Nhìn chung, mô hình này có thể chứa được 14.5 kg trọng lượng quần áo. Đây là mức trung bình đối với một giá treo quần áo có thể gấp lại có kích thước này.

Giá phơi đồ có thể gập lại của Amazon Basics chắc chắn, tiện lợi và nhỏ gọn khi gấp lại.

Luyện tập trang 107 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ thực tế

Lời giải:

STT

Yếu tố

Mô tả chi tiết

1

Kích thước

Lớn và vừa

2

Chức năng

Có khả năng bung dù khi phát hiện ra mưa

3

Tính thẩm mĩ

Màu xanh

4

Vật liệu

Khung giàn phơi: thép không gỉ

Phần hiên: vải dù

5

Giới hạn tài chính

5.000.000 – 7. 000.000

Luyện tập trang 107 Công nghệ 10: Đề xuất ba giải pháp giàn phơi bảo vệ quần áo khỏi trời mưa và trình bày theo mẫu dưới đây, chọn giải pháp tốt nhất, hoàn thiện giải pháp đã lựa chọn.

Luyện tập trang 107 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ thực tế

Lời giải:

Học sinh tự đề xuất giải pháp và gợi ý dưới đây

STT

Mô tả giải pháp

Ưu điểm

Hạn chế

Giải pháp tối ưu

1

Giàn phơi thông minh Duy Lợi

Đơn giản, dễ lắp đặt

Nặng

không

2

Giàn phơi thông minh Hòa Phát

Có khả năng tự bung dù khi mưa

Đắt

3

Giàn phơi đồ thông minh có thể gập lại của AmazonBasics

Tiện lợi, nhẹ

Dễ gãy

Luyện tập trang 108 Công nghệ 10: Lập bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp thể hiện giải pháp đã được lựa chọn và hoàn thiện về giàn phơi bảo vệ quần áo khỏi trời mưa.

Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ thực tế, giải quyết vấn đề

Lời giải:

Học sinh tự lập bản vẽ, dưới đây là gợi ý

Luyện tập trang 108 Công nghệ 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ thực tế, giải quyết vấn đề

Lời giải:

HS tự đề xuất phương án thử nghiệm.

Gợi ý: có thể sử dụng vào mùa hè lúc mưa hay cao và thử nhiều lần

Vận dụng 1 trang 108 Công nghệ 10:  Quan sát, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để xác định các vấn đề kĩ thuật, nhu cầu thuộc phạm vi gia đình, cộng đồng địa phương.

Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ thực tế, giải quyết vấn đề

Lời giải:

Học sinh tự thực hiện

Gợi ý: tra cứu các tài liệu liên quan đến phương tiện công cộng

VD: xe buýt điện

Vấn đề: hạn chế cạn kiệt nguồn tài nguyên hóa thạch

Giải pháp: sử dụng xe buýt điện

Mức độ hiệu quả: tuyệt vời, xe đi êm

Vận dụng 2 trang 108 Công nghệ 10: Chọn một vấn đề kĩ thuật đơn giản trong cuộc sống, hãy nghiên cứu tổng quan về đề xuất các yêu cầu đối với sản phẩm giải quyết vấn đề đã lựa chọn. Kết nối tri thức

Phương pháp giải:

Tra cứu, liên hệ thực tế, giải quyết vấn đề

Lời giải:

VD: ghế ngồi học không thoải mái

Vấn đề: tìm ghế ngồi thuận tiện và thoải mái

Giải pháp: chọn ghế Emvina G32 Chân quỳ.

Mức độ hiệu quả: tuyệt vời, không bị đau lưng

Lý thuyết Bài 18: Quy trình thiết kế kĩ thuật

I. Khái quát về quy trình thiết kế kĩ thuật

Sơ đồ khái quát

Thiết kế kĩ thuật được tiến hành qua các bước như hình 18.2 như trên

Công nghệ 10 Bài 18: Quy trình thiết kế kĩ thuật | Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Nội dung các bước thiết kế kĩ thuật

1. Xác định vấn đề

- Đây là công việc đầu tiền trong quy trình thiết kế kĩ thuật và nó là tiền đề để xác định hướng thiết kế

- Xác định vấn đề có rất nhiều cách và có thể áp dụng trong tùy bối cảnh cụ thể

2. Tìm hiểu tổng quan

- Đây là công việc chủ yếu cầu thiết kế kĩ thuật.

- Kết thúc bước này cần phải nắm rõ đối tượng sử dụng sản phẩm, các giải pháp đã có trong thức tiễn và những yếu tố khoa học và công nghệ được sử dụng để giải quyết vấn đề

- Có rất nhiều cách tìm hiểu tổng quan

3. Xác định yêu cầu

- Giai đoạn này đề xuất những yêu cầu, tiêu chí thiết kế cần đạt được

- Các yêu cầu của một sản phẩm thường được thể hiện thông qua

(1) Các chức năng, tiêu chuẩn thực hiện của mỗi chức năng;

(2) Các giới hạn về đặc điểm vật lý như khối lượng, kích thước;

(3) Những vấn đề cần quan tâm về tài chính, bảo vệ môi trường, an toàn, thẩm mĩ

4. Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp

- Đề xuất giải pháp: luôn có nhiều giải pháp cho một vấn đề

- Đánh giá và lựa chọn giải pháp: trên cơ sở các giải pháp đã đề xuất, xem xét và đánh giá toàn diện về mức độ phù hợp và hoàn thiện của sản phẩm

5. Xây dựng nguyên mẫu

- Giải pháp đã được chọn và hoàn thiện cần được thể hiện dưới dạng nguyên mẫu

- Nguyên mẫu là phiên bản hoạt động của giải pháp đã lựa chọn, thường được chế tạo bởi các vật liệu không giống với sản phẩm cuối

6. Kiểm chứng giải pháp

- Đây là bươc cuối đánh giá đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm

- Dựa vào kết quả thử nghiệm, giải pháp, nguyên mẫu sẽ được hoàn thiện

- Bước này có thể lặp đi lặp lại cho đến khi đạt yêu cầu

7. Lập hồ sơ kĩ thuật

- Đây là bước tổng kết hồ sơ để phản ánh đầy đủ hình dạng và kết cầu các thông số và quy trình công nghệ để sản xuất và chế tạo sản phẩm

- Đây là thời điểm để tác giả công bố hoặc đăng kí bản quyền sáng chế nếu sản phẩm đạt được có tính sáng tạo và mới mẻ.

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Khái quát về thiết kế kĩ thuật

Bài 19: Những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật

Bài 20: Nguyên tắc thiết kế kĩ thuật

Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

Bài 1: Công nghệ và đời sống

Đánh giá

0

0 đánh giá