Sách bài tập KHTN 8 Bài 42 (Kết nối tri thức): Quần thể sinh vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

381

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập KHTN 8 Bài 42 (Kết nối tri thức): Quần thể sinh vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 42 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 42 (Kết nối tri thức): Quần thể sinh vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Bài 42.1 trang 102 Sách bài tập KHTN 8Quần thể sinh vật là

A. tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.

C. tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

D. tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Quần thể sinh vật làtập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.

Bài 42.2 trang 102 Sách bài tập KHTN 8Những hình ảnh nào dưới đây thể hiện được một quần thể sinh vật?

Những hình ảnh nào dưới đây thể hiện được một quần thể sinh vật?

Lời giải:

Đáp án đúng là: A và C

Quần thể sinh vật làtập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới. Do đó, A - Tổ ong và C - Rừng thông là những ví dụ về quần thể.

B - Lồng gà không phải là một quần thể vì không có tính ổn định lâu dài.

D - Chợ, E - Đàn chim, G - Cây xanh không phải là một quần thể vì chợ không phải là tập hợp các cá thể thuộc một loài.

Bài 42.3 trang 103 Sách bài tập KHTN 8Hai quần thể chuột (A và B) sống ở hai ruộng lúa có diện tích khác nhau (Hình 42.1). Hãy so sánh một số đặc trưng giữa quần thể A và B bằng cách xác định dấu “<” hoặc “>” thay cho các chữ số (1), (2), (3) trong bảng sau:

Hai quần thể chuột A và B sống ở hai ruộng lúa có diện tích khác nhau Hình 42.1

Lời giải:

Không gian phân bố

A

<

B

Kích thước quần thế

A

>

B

Mật độ cá thể

A

>

B

Bài 42.4 trang 103 Sách bài tập KHTN 8Hãy xác định tỉ lệ giới tính ở quần thể người (1 658 nam, 1 618 nữ) và quần thể hươu (71 cá thể đực, 194 cá thể cái). Từ đó, nhận xét về tỉ lệ giới tính ở hai quần thể này.

Hãy xác định tỉ lệ giới tính ở quần thể người 1 658 nam 1 618 nữ và quần thể hươu

Lời giải:

- Xác định tỉ lệ giới tính ở haiquần thể trên:

A. Tỉ lệ giới tính của quần thể người = 1 658 : 1 618= 1,025.

B. Tỉ lệ giới tính của quần thể hươu = 71 : 194 = 0,366.

- Nhận xét về tỉ lệ giới tính ở hai quần thể: Tỉ lệ giới tính ở haiquần thể trên là khác nhau, mang tính đặc trưng của loài.

Bài 42.5 trang 104 Sách bài tập KHTN 8: Hãy xác định các thông tin còn thiếu trong Bảng 42.1.

STT

Sơ đồ

Kiểu phân bố

(A)

Đặc điểm

(B)

Nguyên nhân

(C)

1

Hãy xác định các thông tin còn thiếu trong Bảng 42.1

?

?

?

2

Hãy xác định các thông tin còn thiếu trong Bảng 42.1

?

?

?

3

Hãy xác định các thông tin còn thiếu trong Bảng 42.1

?

?

?

Lời giải:

Bảng 42.1.Sơ đồ các kiểu phân bố cá thể trong quần thể

STT

Sơ đồ

Kiểu phân bố

(A)

Đặc điểm

(B)

Nguyên nhân

(C)

1

Hãy xác định các thông tin còn thiếu trong Bảng 42.1

Cụm

(theo nhóm)

Các cá thể tập trung thành từng đám.

Nguồn sống phân bố không đều; một số loài có tập tính sống thành cụm (thực vật), theo đàn (động vật).

2

Hãy xác định các thông tin còn thiếu trong Bảng 42.1

Đều

Các cá thể cách đều nhau.

Nguồn sống phân bố đều, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.

3

Hãy xác định các thông tin còn thiếu trong Bảng 42.1

Ngẫu nhiên

Các cá thể phân bố ngẫu nhiên.

Nguồn sống phân bố khá đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

Bài 42.6 trang 104 Sách bài tập KHTN 8Căn cứ vào các số liệu trong Bảng 42.2, hãy xác định tên các kiểu hình tháp tuổi của ba quần thể côn trùng. Vẽ sơ đồ cấu trúc thành phần nhóm tuổi của các quần thể đó.

Căn cứ vào các số liệu trong Bảng 42.2 hãy xác định tên các kiểu hình tháp tuổi của ba quần thể

Lời giải:

- Xác định tên các kiểu hình tháp tuổi của ba quần thể côn trùng: A: Hình tháp ổn định; B: Hình tháp phát triển; C: Hình tháp suy thoái.

- Sơ đồ cấu trúc thành phần nhóm tuổi của các quần thể:

Căn cứ vào các số liệu trong Bảng 42.2 hãy xác định tên các kiểu hình tháp tuổi của ba quần thể

Sơ đồ cấu trúc thành phần nhóm tuổi của ba quần thể côn trùng

Bài 42.7 trang 104 Sách bài tập KHTN 8Tìm thông tin từ các nguồn khác nhau (báo cáo khoa học, sách, báo, internet,…), nêu tên một số loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta. Các loài này đang được bảo tồn theo hình thức nào?

Lời giải:

- Một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta:

+ Động vật: Bò tót, hổ Đông Dương, sao la, hươu vàng, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, cò quăn cánh xanh, rùa, tê giác một sừng,…

+ Thực vật: Thông hai lá dẹt, hoàng đàn, mun, trắc, chò đãi, sam đá vôi, pơ mu, trầm hương, lát hoa, lim xanh,…

- Biện pháp bảo tồn:

+ Bảo tồn tại chỗ: Thành lập vườn quốc gia và khu bảo tồn, kiểm soát dịch bệnh và khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí,…

+ Bảo tồn chuyển chỗ: Đối với những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng ở môi trường sống tự nhiên của chúng, cần di chuyển quần thể đến nơi sống mới như vườn thú, trang trại bảo tồn,…

+ Nhân nuôi bảo tồn những loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 43 (Kết nối tri thức): Quần xã sinh vật | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Sách bài tập KHTN 8 Bài 44 (Kết nối tri thức): Hệ sinh thái | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Sách bài tập KHTN 8 Bài 45 (Kết nối tri thức): Sinh quyển | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Sách bài tập KHTN 8 Bài 46 (Kết nối tri thức): Cân bằng tự nhiên | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Sách bài tập KHTN 8 Bài 47 (Kết nối tri thức): Bảo vệ môi trường | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

  •  

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá