Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 8 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN lớp 8. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 (Kết nối tri thức) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án KHTN 8 (Kết nối tri thức 2024) Bài 4: Dung dịch và nồng độ dung dịch
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.
- Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.
- Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.
- Tiến hành được thí nghiệm pha một sung dịch theo một nồng độ cho trước.
2. Về năng lực
2.1.Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về dung dịch, độ tan, cách tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol theo công thức, biết cách pha dung dịch theo nồng độ mol cho trước.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về dung dịch, độ tan trong nước của một chất. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của các chất đã tan trong nhau, độ tan của một chất trong nước; tính được độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol theo công thức.
- Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện thí nghiệm pha một dung dịch theo nồng độ cho trước.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế,biết cách pha chế dung dịch nước muối sinh lí để sát khuẩn, nước, oresol dùng khi cơ thể bị mất nước.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, slide, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Dụng cụ: 5 cốc thuỷ tinh, cân, ống đong, bình mỏ vịt chứa đầy nước cất, đũa thuỷ tinh.
- Hóa chất: Muối ăn hạt, sữa bột, copper(II) sulfate (CuSO4), nước.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Vở ghi + SGK + Đồ dùng học tập.
- Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS hình thành tư duy tổng quan cho bài học. Từ đó khám phá, tìm tòi và chủ động việc tìm kiếm kiến thức mới về nồng độ dung dịch.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề “Các dung dịch thường có ghi kèm nồng độ xác định như nước muối sinh lí 0,9%, sulfuric acid 1M, Vậy nồng độ dung dịch là gì?”
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
Dự kiến sản phẩm: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề:
“Các dung dịch thường có ghi kèm nồng độ xác định như nước muối sinh lí 0,9%, sulfuric acid 1M. Vậy nồng độ dung dịch là gì?”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận nhóm bàn trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
- HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.
- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về dung dịch, chất tan và dung môi
a. Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức đã biết về khái niệm dung dịch, huyền phù; làm cơ sở cho những tính toán định lượng về độ tan và nồng độ dung dịch.
b. Nội dung: HS tiến hành hoạt động thí nghiệm trang 20 – SGK và trả lời các câu hỏi, từ đó phát biểu được khái niệm về dung dịch, dung môi, chất tan; thực hành thí nghiệm thành công và trả lời các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm trong bài.
c. Sản phẩm: HS phát biểu được khái niệm về dung dịch, dung môi, chất tan; thực hành thí nghiệm thành công và trả lời các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm trong bài.
Dự kiến câu trả lời hoạt động thí nghiệm:
1.
- Cốc (1), (2) chứa dung dịch: chất tan hết, tạo hỗn hợp trong suốt, đồng nhất; Cốc (3): bột không tan, hỗn hợp đục.
- Cốc 1: Chất tan là muối ăn, dung môi là nước.
- Cốc 2: chất tan là copper (II) sulfate, dung môi là nước.
2. Dung dịch nước muối trong cốc (4) là dung dịch bão hòa vì không hòa tan thêm chất tan được nữa.
3. Cho chất tan Na2CO3 vào nước, khuấy đều đến khi chất không tan thêm được nữa. Lọc lấy dung dịch bãu hòa Na2CO3.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
NỘI DUNG |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về dung dịch đã học ở chương trình KHTN 6, đồng thời nghiên cứu nội dung SGK/20, đưa ra khái niệm về dung dịch, dung môi, chất tan. - GV giới thiệu cho HS về dung dịch bão hòa và chưa bão hòa. - GV cho Hs hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm và thực hiện trả lời câu hỏi: Chuẩn bị: nước, muối ăn, sữa bột (bột sắn, bột gạo,…) copper (II) sulfate, cốc thủy tinh, đũa khuấy. Tiến hành: - Cho khoảng 20ml nước vào 4 cốc thủy tinh, đánh số (1), (2), (3), (4). - Cho vào cốc (1) 1 thìa khoảng 3 g muối hạt; cốc (2) 1 thìa copper (II) sulfate; cốc (3) 1 thìa sữa bột; cốc(4) 4 thìa muối ăn. - Khuấy đều 2 phút, sau đó để yên. Các nhóm quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi: 1. Trong cốc (1), (2), (3), cốc nào chứa dung dịch? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết? Chỉ ra chất tan, dung môi trong dung dịch thu được. 2. Phần dung dịch ở cốc (4) có phải là dung dịch bão hòa ở nhiệt độ phòng không? Giải thích? 3. Hãy nêu cách pha dung dịch bão hòa của sodium carbonate (Na2CO3) trong nước. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm HS thực hành thí nghiệm (hoặc quan sát GV làm thí nghiệm) và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Lần lượt HS đại diện các nhóm trình bày kết quả từng câu (mỗi HS trình bày 1 câu). - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức. |
I. Dung dịch, chất tan và dung môi. - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác, thường là nước.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ và áp suất nhất định.
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ và áp suất nhất định.
|
Để mua Giáo án KHTN 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án KHTN 8 (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 2: Phản ứng hóa học
Giáo án Bài 3: Mol và tỉ khổi chất khí
Giáo án Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.