10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

345

Toptailieu.vn xin giới thiệu 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Câu 1. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) quốc gia nào được hưởng lợi nhiều nhất từ việc buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến?

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Đức.

Đáp án đúng là: A

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) Mĩ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ việc buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến.

Câu 2. Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.

C. Đức đầu hàng phe không điều kiện, chiến tranh kết thúc.

D. Nước Nga đầu hàng, rút khỏi chiến tranh đế quốc.

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 3. Sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?

A. Nước Nga rút ra khỏi cuộc chiến tranh.

B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

C. Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện.

D. Phe Hiệp ước giành thắng lợi tại Véc- đoong.

Đáp án đúng là: C

Tháng 11/1918, Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Khiến 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.

B. Lôi cuốn 38 nước với hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

C. Khiến 10 triệu binh lính bị chết và khoảng 20 triệu người bị thương.

D. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

Đáp án đúng là: A

Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Lôi cuốn 38 nước với hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

- Khiến 10 triệu binh lính bị chết và khoảng 20 triệu người bị thương

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

- Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 85 tỉ USD.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Dẫn đến sự hình thành của trật tự thế giới hai cực Ianta.

B. So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi.

C. Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập.

D. Bản đồ châu Âu được phân định lại.

Đáp án đúng là: A

Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Thay đổi bản đồ chính trị thế giới (đế quốc Áo - Hung tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…)

- So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

- Thành công của cách mạng tháng Mười Nga đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới sự thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản.

B. Sự chênh lệch về vai trò, vị thế chính trị của các nước đế quốc.

C. Hệ thống thuộc địa không đều giữa “đế quốc già” và “đế quốc trẻ”.

D. Sự khác nhau về tiềm lực quân sự giữa các nước các nước đế quốc.

Đáp án đúng là: A

- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc:

+ Tốc độ phát triển của Anh, Pháp chậm lại, tụt xuống hàng thứ 3 và thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới, Đức chiếm giữ vị trí thứ 2 thế giới về sản xuất công nghiệp.

Câu 7. Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn trong tranh giành thuộc địa đã dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu là

A. phe Liên minh và phe Hiệp ước.

B. phe Đồng minh và phe phát xít.

C. phe Liên minh và phe Đồng minh.

D. phe phát xít và phe Hiệp ước.

Đáp án đúng là: A

Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn trong tranh giành thuộc địa đã dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu là phe Liên minh và phe Hiệp ước.

Câu 8. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.

B. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.

C. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc- bi ám sát.

D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

Đáp án đúng là: D

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là do: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.

Câu 9. Khi mới hình thành, phe Hiệp ước gồm những nước nào?

A. Đức, Anh, Pháp.

B. Đức, Áo - Hung, Italia.

C. Nga, Đức, Italia.

D. Anh, Pháp, Nga.

Đáp án đúng là: D

Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

Câu 10. Duyên cớ dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Đức tấn công Ba Lan.

B. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

C. Anh tuyên chiến với Đức.

D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi.

Đáp án đúng là: D

Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội này, ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),.. => Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 10: Công xã Pa-ri (năm 1871)

Trắc nghiệm Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Trắc nghiệm Bài 13: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Trắc nghiệm Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Trắc nghiệm Bài 15: Trung Quốc

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá