Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Công nghệ 8 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Công nghệ 8. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Công nghệ 8 (Kết nối tri thức 2024) Bài 12: Biện pháp an toàn điện
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Trình bày được một số biện pháp an toàn điện.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được biện pháp an toàn điện.
- Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện.
- Đánh giá công nghệ: Đánh giá, nhận xét chính xác về các biện pháp thực hiện an toàn điện.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến biện pháp an toàn điện, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra liên quan đến biện pháp an toàn điện.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức biện pháp an toàn điện đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động. Có ý thức an toàn khi sử dụng biện pháp an toàn điện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy A4. Phiếu học tập. Ảnh, power point.
- Một số dụng cụ điện.
- Một số dụng cụ an toàn điện
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
- Một số dụng cụ an toàn điện
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới(4’)
a.Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về biện pháp an toàn điện
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi
Quan sát và cho biết tên, mục đích của hành động trong Hình 12.1.
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
Người ta đang dùng bút thử điện kiểm tra bàn là điện nhằm mục đích xem điện có bị rò ra ở bàn là điện hay không.
d. Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi
trên trong thời gian 1 phút.
HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Kết luận và nhận định
GV nhận xét trình bày của HS.
GV chốt lại kiến thức.
GV vào bài mới: Có những biện pháp nào để thực hiện các biện pháp an toàn điện? Cần sử dụng dụng cụ điện như thế nào để an toàn. Để tìm hiểu nội dung trên thì chúng ta vào bài hôm nay.
HS định hình nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện(15’)
a.Mục tiêu: Trình bày được một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi
Quan sát Hình 12.2 và cho biết biện pháp đã thực hiện để đảm bảo an toàn điện trong mỗi tình huống.
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm và hoàn thành trả lời câu hỏi
Biện pháp đã thực hiện để đảm bảo an toàn điện:
a) Sử dụng ổ cắm có chân tiếp đất
b) Khoảng cách và độ cao an toàn với lưới điện cao áp trạm biến áp
c) Sử dụng thiết bị chống rò điện
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra câu hỏi GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm cặp bàn và hoàn thành câu hỏi của GV. GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh. Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: Khi sử dụng điện cần thực hiện biện pháp nào để đảm bảo an toàn? Kết luận và nhận định GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức. HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở. |
I.Một số biện pháp an toàn điện 1.Khi sử dụng - Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện trước khi sử dụng. - Thực hiện nối đất cho các đồ dùng điện có vỏ kim loại thường xuyên tiếp xúc như bình nước nóng, máy giặt, tủ lạnh bằng cách nối vỏ trực tiếp hoặc sử dụng các ổ cắm có chân tiếp đất - Không vi phạm an toàn với lưới đinệ cao áp và trạm biến áp - Sử dụng các thiết bị đóng, cắt bảo vệ chống quá tải chống rò điện. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số biện pháp an toàn khi sửa chữa điện(15’)
a.Mục tiêu: Trình bày được một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện
................................
................................
................................
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức Bài 12: Biện pháp an toàn điện.
Để mua Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án 8 Công nghệ (Kết nối tri thức) hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 10: Dự án 1. Gia công chi tiết bằng dụng cụ cầm tay
Giáo án Bài 13: Sơ cứu người bị tai nạn điện
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.