Giáo án Công nghệ 8 (Cánh diều 2024): Ôn tập chủ đề 5

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Công nghệ 8 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Công nghệ 8. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Công nghệ 8 (Cánh diều 2024): Ôn tập chủ đề 5

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

Hệ thống hóa kiến thức về thiết kế kỹ thuật

- Vận dụng kiến thức về thiết kế kỹ thuật để giải quyết các câu hỏi xung quanh về thiết kế kỹ thuật trong thực tế.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được đại cương cơ bản về thiết kế kỹ thuật. Nhận biết các bước cơ bản trong thiết kế kỹ thuật.

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được một số thuật ngữ dùng trong thiết kế kỹ thuật.

- Đánh giá công nghệ: Đưa ra đánh giá, nhận xét về quy trình thiết kế một số sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật.

- Thiết kế kỹ thuật: thiết kế một số sản phẩm có liên quan đến kỹ thuật.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến thiết kế kỹ thuật, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm

- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra có liên quan đến thiết kế kỹ thuật.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức thiết kế kỹ thuật đã học vào thực tiễn cuộc sống. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.

- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động, có ý thức trách nhiệm thực hiện an toàn khi lắp ráp các mạch điện điều khiển sử dụng mô đun.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A0.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (3’)

a.Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức ôn tập về thiết kế kỹ thuật

b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi tình huống

GV đưa ra tình huống: Nhà bạn Minh đi nghỉ trong một thời gian dài. Làm thế nào để cây cối được cung cấp đủ nước khi nhà bạn Minh vắng nhà?

HS tiếp nhận tình huống

c. Sản phẩm: Giải quyết tình huống.

Dùng hệ thống tưới cây tự động.

d. Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận trao đổi nhóm cặp bàn, trả lời câu hỏi trên trong thời gian 1 phút

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát và thảo luận nhóm cặp bàn và trả lời câu hỏi.

GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức.

GV: Để ôn tập lại kiến thức về thiết kế kỹ thuật thì chúng ta vào bài hôm nay.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Hoạt động 2: Hoạt động ôn tập (30’)

a.Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về thiết kế kỹ thuật

b. Nội dung: Thiết kế kỹ thuật

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo kết quả nhóm.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm tiến hành thảo luận nội dung sau (thời gian 10phút)

Nhóm 1

Câu 1: Thiết kế kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống? Quá trình chế tạo, thi công và lắp ráp sản phẩm cần dựa vào loại bản vẽ kĩ thuật nào? Cho ví dụ minh hoạ.

Nhóm 2:

Câu 2: Hãy kể tên một số ngành nghề liên quan đến thiết kế. Lấy ví dụ minh hoạ về một số sản phẩm thiết kế của ngành nghề đó.

Nhóm 3:

5. Vì sao cần nêu rõ các yêu cầu cần đạt của sản phẩm trước khi làm sản phẩm?

6. Việc đánh giá các sản phẩm đã có từ trước liên quan đến vấn đề cần giải quyết mang lại những lợi ích gì?

Nhóm 4

Câu 3: Hãy mô tả nội dung các bước chính trong thiết kế kĩ thuật. Vì sao thiết kế là hoạt động mang tính sáng tạo của người thiết kế?

Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.

GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

1. Mục đích của thiết kế kĩ thuật là tạo ra sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu sử dụng, đồng thời giúp cho có quá trình lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm. Thiết kế kĩ thuật có vai trò quan trọng trong phát triển sản phẩm và phát triển công nghệ.

Quá trình chế tạo, thi công và lắp ráp sản phẩm cần dựa vào loại bản vẽ kĩ thuật: bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ...

Ví dụ minh họa: thiết kế sản phẩm giá đỡ điện thoại.

a. Xác định yêu cầu sản phẩm và lựa chọn giải pháp thiết kế

- Vấn đề cần giải quyết là tạo ra sản phẩm có thể giữ điện thoại cho nhà thiết kế quan sát tư liệu.

- Sản phẩm giá đỡ điện thoại phải đáp ứng yêu cầu giữ được điện thoại khi đặt ngang và dọc, điều chỉnh được góc nhìn và gấp gọn khi không sử dụng.

b. Thiết kế sản phẩm

- Chọn vật liệu là gỗ vì dễ gia công, nhẹ và thân thiện với môi trường.

- Kích thước dựa vào kích thước dài và rộng của điện thoại để tính kích thước a, b, c của giá đỡ (dựa vào kích thước chiều dài để tính kích thước a, b; dựa vào kích thước chiều rộng để tính kích thước c).

c. Đánh giá và hiệu chỉnh

- Cần đánh giá xem giá đỡ có đáp ứng yêu cầu thiết kế đặt ra không: giá đỡ có đặt ngang, dọc được; khi điều chỉnh góc độ thanh chống khó cố định được.

- Sau kiểm tra cần hiệu chỉnh chốt để thanh chống cố định dễ dàng hơn.

d. Lập hồ sơ kĩ thuật

Hồ sơ kĩ thuật cho giá đỡ điện thoại gồm những thông tin:

- Bản vẽ thiết kế: bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ...

- Các thuyết minh liên quan đến sản phẩm.

2. Kĩ sư cơ khí; Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: thiết kế các chi tiết, máy móc, công cụ cho sản xuất, khai thác, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp...

Kĩ sư điện; Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thiết kế trạm điện, hệ thống phát điện, động cơ điện, hệ thống tự động hóa sản xuất, các thiết bị điện gia dụng, ...

Kĩ sư điện tử; Kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử: thiết kế các mạch, hệ thống, linh kiện điện tử sử dụng trong hàng không vũ trụ, ra đa, điều khiển từ xa, các thiết bị điện gia dụng và cá nhân như ti vi, máy tính, điện thoại di động, ...

3. Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật:

- Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp: xác định rõ nhiệm vụ thiết kế và yêu cầu sản phẩm (tính năng, hình ảnh, màu sắc, giá thành, ...) để đưa ra nhiều giải pháp thiết kế khác nhau; đánh giá ưu, nhước điểm của mỗi giải pháp để lựa chọn giải pháp phù hợp.

- Thiết kế sản phẩm: Dựa vào giải pháp đã chọn, tiến hành chọn vật liệu, tính toán và lập bản vẽ thiết kế.

- Đánh giá và hiệu chỉnh: Chế tạo sản phẩm mẫu, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu đặt ra cho sản phẩm, xác định những bộ phận chưa đạt yêu cầu và hiệu chỉnh.

- Lập hồ sơ kĩ thuật: các bản vẽ thiết kế và các thuyết minh liên quan.

Thiết kế là hoạt động mang tính sáng tạo của người thiết kế vì đây là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị, sản phẩm mới.

Hoạt động 3: Luyện tập(8’)

a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thiết kế kỹ thuật

b. Nội dung: Thiết kế kỹ thuật

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài tập

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu các nhóm tiến hành làm bài tập trong thời gian 5 phút.

HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ tư duy

GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.

Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

GV nhận xét trình bày của HS. GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào trong vở.

Hoàn thành bài tập.

Hoạt động 4: Vận dụng(4’)

................................

................................

................................

Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều Ôn tập chủ đề 5.

Để mua Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án 8 Công nghệ (Cánh diều) hay, chi tiết khác:

 

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá