10 câu Trắc nghiệm Lực tương tác giữa hai điện tích (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Vật lí 11

206

Toptailieu.vn xin giới thiệu 10 câu trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 16: Lực tương tác giữa hai điện tích đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

10 câu Trắc nghiệm Lực tương tác giữa hai điện tích (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Vật lí 11

Câu 1. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì hút nhau 1 lực là 42 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

A. hút nhau 1 lực bằng 42 N.

B. đẩy nhau một lực bằng 42 N.

C. hút nhau một lực bằng 20 N.

D. đẩy nhau 1 lực bằng 20 N.

Khi đặt vào điện môi hai điện tích không đổi dấu nên vẫn hút nhau một lực F'=Fε=422,1= 20 N

Đáp án đúng là C.

Câu 2. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 3 m.                

B. 30 m.               

C. 300 m.             

D. 3000 m.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Lực tương tác giữa hai điện tích

Đáp án đúng là C.

Câu 3. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau một lực bằng 8 N. Độ lớn của mỗi điện tích là

A. 4,2.10-3 C.                          

B. 4,2.10-4 C .        

C. 4,2.10-5 C .

D. 4,2.10-6 C.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Lực tương tác giữa hai điện tích

Đáp án đúng là C

Câu 4. Hai điện tích q1 = 6.10-8 C, q2 = - 6.10-8 C đặt tại A, B trong không khí (AB = 8 cm). Xác định lực tác dụng lên q3 = 6.10-8 C, nếu: CA = 5 cm, CB = 3 cm

A. 5 N.       

B. 0,5 N.

C. 0,05 N.

D. 0,005 N.

q1 = 6.10-8 C, q2 = -6.10-8 C, q3 = 6.10-8 C, CA = 0,05m, CB = 0,03 m.

Vì AC + CB = AB nên C nằm trong đoạn AB.

q1, q3 cùng dấu nên F1 là lực đẩy; q2, q3 trái dấu nên F2 là lực hút.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Lực tương tác giữa hai điện tích

Trên hình vẽ, ta thấy F1 và F2 cùng chiều.

Vậy: F cùng chiều F1 và F2(hướng từ C đến B).

Độ lớn: Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Lực tương tác giữa hai điện tích. Thay số được F = 0,05 N

Đáp án đúng là C

Câu 5. Hai điện tích điểm cùng dấu có cùng độ lớn 3.10-7 C đặt cách nhau 1 m trong chân không thì chúng

A. đẩy nhau một lực 8,1.10-4 N.         

B. hút nhau một lực 8,1.10-4 N.

C. đẩy nhau một lực 4 N.         

D. đẩy nhau một lực 4.10-4  N.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Lực tương tác giữa hai điện tích; hai điện tích cùng dấu nên đẩy nhau

Đáp án đúng là A.

Câu 6. Hai điện tích trái dấu sẽ:

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không tương tác với nhau.

D. vừa hút vừa đẩy nhau.

Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Đáp án đúng là A.

Câu 7. Chọn phát biểu sai?

A. Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.

B. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.

C. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

D. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau

Lực tương tác tĩnh điện có độ lớn rất nhỏ nên không thể làm dịch chuyển các điện tích.

Đáp án đúng là D.

Câu 8. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về điện môi?

A. Điện môi là môi trường dẫn điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

B. Điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó lớn hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.

D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1

A – sai vì điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

B – đúng

C – sai vì hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.

D – sai vì hằng số điện môi của chân không là nhỏ nhất và bằng 1, còn các chất điện môi khác đều có hằng số điện môi lớn hơn 1.

Đáp án đúng là B.

Câu 9. Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích.

D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

Biểu thức tính lực tương tác giữa hai điện tích là: Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Lực tương tác giữa hai điện tích.  Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí: tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích

Đáp án đúng là D.

Câu 10. Hai điện tích q1 = 6.10-8C và q2= 3.10-8C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 1,8.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

A. 0,3 cm.           

B. 3 cm.               

C. 3 m.                 

D. 0,03 m.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Lực tương tác giữa hai điện tích

Đáp án đúng là D.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Vật lí 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 13: Sóng dừng

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 14: Bài tập về sóng

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 17: Khái niệm điện trường

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 18: Điện trường đều

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 19: Thế năng điện

Đánh giá

0

0 đánh giá