Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

119

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 1: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Bài giải Bài 8: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

A. Lý thuyết Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

I. Khổ giấy

- Khổ giấy của các bản vẽ kĩ thuật được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7285:2003. 

- Các khổ giấy chính của bản vẽ kĩ thuật được trình bày trong Bảng 1.1.

 

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)II. Tỉ lệ

- Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài đo được trên hình biểu diễn của vật thể và kích thước thực tương ứng trên vật thể đó.

- Tiêu chuẩn tỉ lệ được quy định trong TCVN 7286:2003. Bảng 1.2 trình bày một số tỉ lệ được quy định trong tiêu chuẩn.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)III. Nét vẽ

- Các nét vẽ trong bản vẽ kĩ thuật được quy định trong TCVN 8-24:2002. 

- Một số nét vẽ thường dùng được trình bày trong Bảng 1.3.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

- Chiều rộng nét vẽ lấy trong dãy kích thước sau: 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2 mm.

- Chiều rộng nét mảnh thường lấy bằng 1/2 chiều rộng của nét đậm.

 

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)IV. Ghi kích thước

Các quy định về ghi kích thước được trình bày trong TCVN 7583-1:2006. Để ghi được một kích thước, thường có 3 thành phần sau:

- Đường kích thước xác định đối tượng được ghi kích thước, được vẽ bằng nét liền mảnh. 

+ Đối với kích thước dài, đường kích thước song song với độ dài cần ghi. 

+ Đối với kích thước đường kính, bán kính của cung tròn và đường tròn, đường kích thước thường được vẽ đi qua tâm.

- Đường gióng 

+ Giới hạn phần được ghi kích thước, được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt quá đường kích thước từ 2 đến 4 mm. 

+ Đường gióng nên vẽ vuông góc với độ dài cần ghi kích thước.

- Giá trị kích thước

+ Chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ. 

+ Để phân biệt với kích thước dài, ghi kí hiệu ở trước giá trị kích thước đường kính và kí hiệu R trước giá trị kích thước bán kính.

Dùng milimét làm đơn vị đo kích thước dài, trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo. Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc. Mỗi kích thước chỉ ghi một lần trên bản vẽ. Số lượng kích thước ghi phải đủ để chế tạo vật thể.

B. Sơ đồ tư duy Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật (ảnh 1)

C. Bài tập Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

Đang cập nhật...

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 2: Hình chiếu vuông góc

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 3: Bản vẽ chi tiết

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 4: Bản vẽ lắp

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bản vẽ nhà

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Vật liệu cơ khí

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá