Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 19: Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật

319

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 19: Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 19: Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật

A. Lý thuyết Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật

I. Khái quát về tiến trình thiết kế kĩ thuật

- Thiết kế kĩ thuật được thực hiện theo một số bước cơ bản:

+ Bước 1: xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí cần đạt của sản phẩm,

+ Bước 2: tìm hiểu tổng quan, đề Tìm hiểu tổng qu xuất và lựa chọn giải pháp quan, đề xuất và lựa chọn giải pháp.

+ Bước 3: xây dựng nguyên mẫu

+ Bước 4: thử nghiệm và đánh giá

+ Bước 5: lập hồ sơ kĩ thuật (Hình 19.2).

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 19 (Kết nối tri thức): Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật (ảnh 1)

- Các bước có thể lặp lại nhiều lần trong quá trình thực hiện cho đến khi sản phẩm đáp ứng được yêu cầu và giải quyết được vấn đề đặt ra.

II. Nội dung các bước trong thiết kế kĩ thuật

1. Xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí

- Bắt đầu thực hiện thiết kế sản phẩm, người thiết kế cần xác định rõ vấn đề, mô tả cụ thể tình huống thực tế.

- Từ đó xác định rõ:

+ Vấn đề, nhu cầu chính cần giải quyết là gì?

+ Tại sao cần phải giải quyết vấn đề đó?

+ Vấn đề được giải quyết mang lại lợi ích gì, cho ai? 

+ Cần thiết kế sản phẩm gì? Sản phẩm được thiết kế cần đạt tiêu chí gì?

- Vấn đề hay nhu cầu được phát hiện thông qua quan sát tự nhiên, đọc tài liệu, khảo sát thị trường hay nguyện vọng của người tiêu dùng. 

- Vấn đề cũng được phát hiện qua những bất tiện trong sinh hoạt, lao động và những sản phẩm cũ cần được cải tiến.

- Tiêu chí cần đạt của sản phẩm được phát biểu rõ ràng, thể hiện thông qua: chức năng, độ bền, tính thẩm mĩ, giá thành, khối lượng, kích thước, kiểu dáng, hiệu suất sử dụng năng lượng hay nhiên liệu, bảo vệ môi trường....

2. Tìm hiểu tổng quan, đề xuất giải pháp

- Tìm hiểu tổng quan cần tổng hợp thông tin khoa học liên quan đến sản phẩm và các sản phầm tương tự đã có trên thị trường đề có cơ sở khoa học và công nghệ giúp giải quyết vấn đề

- Kế thừa ưu điểm của các giải pháp đã có và tránh được các sai lầm khi thiết kế, những nhược điểm của giải pháp cũ. Đồng thời, đánh giá nhu cầu của người dùng đối với sản phẩm dự kiến thiết kế.

- Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp; đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi giải pháp để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất trên cơ sở điều kiện kinh tế, nguồn lực sản xuất, thời gian... Giải pháp được lựa chọn cần bám sát tiêu chí cần đạt của sản phẩm.

3. Xây dựng nguyên mẫu 

- Giải pháp lựa chọn cần được thể hiện dưới dạng bản vẽ chi tiết có đầy đủ thông tin để chế tạo nguyên mẫu. Trên cơ sở đó, xác định kết cấu, chuẩn bị và tính toán vật liệu, lập kế hoạch và tiến hành chế tạo nguyên mẫu.

- Nguyên mẫu là phiên bản đầu tiên của sản phẩm, có thể được làm bằng vật liệu khác với sản phẩm cuối cùng để tiết kiệm thời gian và chi phí. Mẫu này được kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí cần đạt của sản phẩm.

4. Thử nghiệm, đánh giá

- Nguyên mẫu được thử nghiệm, đo lường các thông số kĩ thuật, so sánh với các tiêu chí đã đặt ra cho sản phẩm. 

- Trên cơ sở đó, thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho tới khi đáp ứng được các tiêu chí đã nêu của sản phẩm.

+ Quá trình thử nghiệm, đánh giá thường có sự tham gia của chuyên gia, khách hàng cùng với nhà thiết kế.

+ Ngày nay, máy tính và các phần mềm mô phỏng hỗ trợ rất tốt việc thiết kế và thử - nghiệm sản phẩm nên một số trường hợp sẽ không cần chế tạo nguyên mẫu.

5. Lập hồ sơ kĩ thuật 

- Bước cuối cùng của thiết kế kĩ thuật là lập hồ sơ kĩ thuật cho sản phẩm thiết kế. 

- Hồ sơ kĩ thuật bao gồm: bản vẽ kĩ thuật để chế tạo sản phẩm, các tài liệu liên quan đến hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, vận hành và sửa chữa sản phẩm.

- Sau đó, nhà thiết kế có thể công bố kết quả hoặc đăng kí bản quyền sáng chế nếu giải pháp có tính mới và tính sáng tạo.

B. Bài tập Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết Công nghệ 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 13: Sơ cứu ngời bị tai nạn điện

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 14: Khái quát về mạch điện

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 15: Cảm biến và mo đun cảm biến

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 16: Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến

Lý thuyết Công nghệ 8 (Kết nối tri thức) Bài 18: Giới thiệu về thiết kế kĩ thuật

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá