Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

361

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

Câu 1. Khoáng sản ở khu vực Mỹ Latinh tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Vùng núi An-đét và phía tây nam sơn nguyên Guy-a-na.

B. Vùng núi An-đét và phía bắc nam sơn nguyên Mê-hi-cô.

C. Vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin.

D. Khu vực Trung Mỹ và ở phía nam sơn nguyên Guy-a-na.

Chọn C

Mỹ La-tinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu ở vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin. Khoáng sản phong phú về chủng loại; có trữ lượng lớn là sắt (Bra-xin - trữ lượng 80 tỉ tấn,...); chì - kẽm, bạc (Bô-li-vi-a, Pê-ru, Ác-hen-ti-na); đồng (Chi-lê); dầu mỏ, khí tự nhiên (Vê-nê-du-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển Ca-ri-bê,...). Ngoài ra còn có thiếc, man-gan, ni-ken,...

Câu 2. Khu vực Mỹ La-tinh không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Đại Tây Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Nam Đại Dương.

D. Thái Bình Dương.

Chọn B

Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía Nam là Nam Đại Dương.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, xã hội của Mỹ Latinh?

A. Số dân sống dưới mức nghèo khổ đông.

B. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

C. Đô thị hóa tự phát diển ra khá phổ biến.

D. Đa dân tộc, tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao.

Chọn D

Đặc điểm dân cư - xã hội của Mỹ Latinh là: Dân cư còn nghèo đói; thu nhập giữa người giàu và nghèo có sự chênh lệch rất lớn; dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm đô thị hóa tự phát,…

Câu 4. Ở Mỹ Latinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng A-ma-dôn.

B. Vùng núi An-đét.

C. Đồng bằng La Pla-ta.

D. Đồng bằng Pam-pa.

Chọn A

Ở Mỹ Latinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng A-ma-dôn. Giới động vật Mỹ La-tinh rất phong phú, có nhiều loài đặc hữu như thú ăn kiến, cá sấu Nam Mỹ, vẹt, lạc đà Nam Mỹ (La-ma),...

Câu 5. Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng

A. 21 triệu km2.

B. 22 triệu km2.

C. 20 triệu km2.

D. 23 triệu km2.

Chọn C

Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2; bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

Câu 6. Tài nguyên khoáng sản đa dạng ở khu vực Mỹ Latinh là cơ sở để phát triển ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp dược phẩm.

B. Công nghiệp luyện kim.

C. Công nghiệp khai khoáng.

D. Công nghiệp thực phẩm.

Chọn C

Tài nguyên khoáng sản đa dạng ở khu vực Mỹ Latinh là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.

Câu 7. Mỹ Latinh có tỉ lệ dân cư đô thị cao do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Điều kiện sống ở các thành phố lớn rất thuận lợi.

B. Chiến tranh ở các vùng nông thôn xảy ra nhiều nơi.

C. Công nghiệp ở đô thị phát triển với tốc độ nhanh.

D. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm.

Chọn D

Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố làm.Đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...

Câu 8. Khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?

A. Nam Đại Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

D. Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Chọn A

Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía Nam là Nam Đại Dương.

Câu 9. Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây với nhau?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

D. Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.

Chọn B

Việc xây dựng kênh đào qua eo Pa-na-ma (Panama) đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 10. Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?

A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.

B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.

C. Nhiều cao nguyên rộng lớn.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Chọn A

Các đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích khu vực. Các đồng bằng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi như: A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa... Các sơn nguyên: Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,... có diện tích đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

Câu 11. Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh không phải là

A. kim loại màu.

B. kim loại quý.

C. nhiên liệu.

D. kim loại đen.

Chọn D

Mỹ Latinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản. Mỹ Latinh có nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

Câu 12. Ở Mỹ Latinh, loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất?

A. Đồng.

B. Sắt.

C. Dầu mỏ.

D. Kẽm.

Chọn B

Sắt chiếm khoảng 24% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, đồng chiếm khoảng 21% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Chi-lê; dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm hơn 7% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Vê-nê-xu-ê-la và vùng biển Ca-ri-bê.

Câu 13. Khu vực Mỹ La-tinh không có bộ phận nào sau đây?

A. Eo đất Trung Mỹ.

B. Toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

C. Mê-hi-cô.

D. Toàn bộ lục địa Bắc Mỹ.

Chọn D

Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2; bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.

Câu 14. Các nước Mỹ Latinh hiện nay còn phụ thuộc nhiều nhất vào quốc gia nào sau đây?

A. Hoa Kì.

B. Đức.

C. Hà Lan.

D. Pháp.

Chọn A

Các nước Mỹ Latinh hiện nay còn phụ thuộc nhiều nhất vào Hoa Kì.

Câu 15. Ở Mỹ Latinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do

A. các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để.

B. đất đai nghèo dinh dưỡng bị nông dân bỏ.

C. người dân bán đất cho các chủ trang trại lớn.

D. người dân ít nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Chọn A

Ở Mỹ Latinh, các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn diện tích đất canh tác là do công cuộc cải cách ruộng đất không triệt để nên người nông dân được rất ít ruộng đất, nhiều người không có đất nông nghiệp để cày cấy,…

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Địa lí 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 2: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 4: Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá