15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

375

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Kết nối tri thức) Bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

Câu 1. Một trong những hướng phát triển công nghiệp của các nước Đông Nam Á hiện nay là

A. chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ nhu cầu nội địa.

B. phát triển các ngành công nghiệp hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.

C. phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại.

D. ưu tiên phát triển các ngành truyền thống và các làng nghề cổ truyền.

Chọn B

Ngày nay, các nước Đông Nam Á đang hướng đến phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao, sử dụng ít nguyên liệu, tiêu tốn ít năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo... nhằm tiến tới tăng trưởng xanh trong công nghiệp.

Câu 2. Các cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

A. lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa.

B. lúa mì, cà phê, củ cải đường, chà là.

C. lúa gạo, củ cải đường, hồ tiêu, mía.

D. lúa mì, dừa, cà phê, cacao, mía, dừa.

Chọn A

Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước ở khu vực Đông Nam Á. Ở Đông Nam Á còn trồng là khu vực trồng nhiều cây cao su, cà phê, dừa, hồ tiêu, mía...

Câu 3. Về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mỹ Latinh có điểm giống nhau nào sau đây?

A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.

B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.

C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp.

D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.

Chọn C

Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mỹ Latinh là thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới. Một số loại cây tiêu biểu là cà phê, cao su, ca cao, tiêu, điều,… do có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các cây công nghiệp nhiệt đới.

Câu 4. Các nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là

A. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a.

B. Thái Lan, Việt Nam.

C. Phi-lip-pin, Mi-an-ma.

D. Thái Lan, Ma-lai-xi-a.

Chọn B

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, nhiều quốc gia còn xuất khẩu gạo nhằm thu ngoại tệ, Thái Lan và Việt Nam là những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Câu 5. Cây cao su được trồng nhiều ở các quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á?

A. Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.

B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam.

C. Campuchia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Bru-nây.

D. Thái Lan, Campuchia, Ma-lai-xi-a và Việt Nam.

Chọn B

Các cây công nghiệp nhiệt đới được trồng chủ yếu là cao su, cà phê, hồ tiêu, cọ dầu,...; Trong đó, cây cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cây cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan; Cây cọ dầu được trồng nhiều ở Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a.

Câu 6. Quốc gia nào sau đây đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây?

A. Việt Nam.

B. Phi-lip-pin.

C. Ma-lai-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a.

Chọn D

Khu vực Đông Nam Á có diện tích mặt nước lớn, bờ biển nhiều vũng, vịnh nên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Những nước có sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn là In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a,...

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á?

A. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính.

B. Số lượng gia súc lớn, xu hướng tăng.

C. Là khu vực nuôi nhiều trâu bò và lợn.

D. Đánh bắt thủy hải sản khá phát triển.

Chọn A

Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở thức ăn phong phú, sự phát triển của công nghiệp thực phẩm,... ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á nhưng so với ngành trồng trọt, tỉ trọng còn khá khiêm tốn.

Câu 8. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á?

A. Trồng cây ăn quả.

B. Trồng lúa nước.

C. Chăn nuôi gia súc.

D. Đánh bắt thủy sản.

Chọn B

Đông Nam Á một trong những cái nôi có nền văn minh lúa nước lâu đời. Ở khu vực Đông Nam Á, lúa gạo trở thành cây lương thực chính và được trồng nhiều ở nhiều nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam,…

Câu 9. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á đứng đầu về sản lượng lúa gạo?

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Ma-lai-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a.

Chọn D

Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo trong khu vực Đông Nam Á là In-đô-nê-xi-a. Tiếp đến là Thái Lan, Việt Nam,…

Câu 10. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp với biển?

A. Bru-nây.

B. Lào.

C. Đông-ti-mo

D. Thái Lan.

Chọn B

Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế, cũng như thương mại, hàng hải,… Như vậy, Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển.

Câu 11. Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng nào dưới đây?

A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.

B. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III.

C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực III và II.

D. Giảm tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III.

Chọn C

Cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á đang có sự thay đổi theo xu hướng giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp) và khu vực III (dịch vụ).

Câu 12. Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp

A. nhiệt đới.

B. cận nhiệt.

C. ôn đới.

D. hàn đới.

Chọn A

Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng. Tuy tỉ trọng ngày càng giảm đi trong cơ cấu GDP nhưng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.

Câu 13. Cây trồng truyền thống và quan trọng ở các nước Đông Nam Á là

A. hồ tiêu.

B. lúa nước.

C. cà phê.

D. cao su.

Chọn B

Lúa gạo là cây lương thực chính, được trồng nhiều ở các nước: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam. Thái Lan và Việt Nam đã trở thành hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Câu 14. Các quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á nuôi nhiều gia súc lớn?

A. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Bru-nây.

B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin.

C. Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam.

D. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po.

Chọn B

Ngành này góp phần giải quyết tốt vấn đề thực phẩm của khu vực và tạo mặt hàng xuất khẩu. Vật nuôi chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là: lợn, trâu, bò,... Các nước nuôi nhiều là: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-lip-pin.

Câu 15. Cây hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á?

A. Mi-an-ma.

B. Ma-lai-xi-a.

C. Thái Lan.

D. Việt Nam.

Chọn D

Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Thái Lan.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Địa lí 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 11: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Đông Nam Á

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 16: Kinh tế khu vực Tây Nam Á

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá