Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 18: Đông Nam Á

251

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 18: Đông Nam Á. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 18: Đông Nam Á

A. Lý thuyết Đông Nam Á

1. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nửa sau thế kỉ XIX

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây đã phân chia xong thuộc địa ở Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Đông Nam Á (ảnh 1)

 

- Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra rộng khắp ở nhiều nơi, bao gồm các cuộc khởi nghĩa ở In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam, Cam-pu-chia.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Đông Nam Á (ảnh 1)

2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX

- Đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục lan rộng với nhiều hình thức và sự tham gia của nhiều tầng lớp xã hội.

- Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc (1901 – 1903), Ong Kẹo (1901 – 1937) là những ví dụ về đấu tranh vũ trang.

- Tầng lớp tư sản dân tộc và các sĩ phu yêu nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam thúc đẩy cải cách, dân trí, dân quyền.

- Tầng lớp trí thức và công nhân cũng tham gia tích cực, bao gồm Hội Thanh niên Phật tử (Mi-an-ma, 1906), Hiệp hội công nhân đường sắt (In-đô-nê-xi-a, 1905).

- Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a (1914) tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.

B. Trắc nghiệm Bài 18: Đông Nam Á

Câu 1: Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?

A. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ

B. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa

C. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV

D. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V

Đáp án đúng: D

Câu 2: Năm 1905, diễn ra sự kiện gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân In-đô-nê-xi-a?

A. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a

B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời

C. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập

D. Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời

Đáp án đúng: C

Giải thích

Vào năm 1905, công đoàn đầu tiên của công nhân đường sắt chính thức được thành lập. Đây là một sự kiện lịch sử gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân In-đô-nê-xi-a.

Câu 3: Tại sao năm 1920 là thời điểm đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xia?

A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập

B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời

C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập

D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời

Đáp án đúng: D

Giải thích 

Tháng 5 năm 1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân In-đô-nê-xi-a. Vì đây là một tổ chức cao nhất sẽ lãnh đạo các phong trào đấu tranh của công nhân qua đó chứng tỏ công nhân In-đô-nê-xi-a đã được giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình

Câu 4: Các tổ chức công đoàn được thành lập sớm nhất ở đâu?

A. Phi-líp-pin

B. Mã Lai

C. Miến Điện

D. In-đô-nê-xi-a

Đáp án đúng: D

Câu 5: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?

A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa

B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa

C. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính

D. Vơ vét, đàn áp, chia để trị

Đáp án đúng: D

Giải thích 

Tùy mỗi nước thực dân đều có những chính sách cai trị khác nhau, nhưng đa phần đều có các điểm chung nổi bật như: Ra sức vơ vét tài nguyên chuyển về chính quốc, nói không với chính sách mở mang công nghiệp ở các nước thuộc địa, ban hành các loại thuế mới, tăng thuế cũ, mở nhiều đồn điền, bắt lính, đàn áp, dập tắt các phong trào yêu nước.

C. Sơ đồ tư duy Đông Nam Á

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Đông Nam Á (ảnh 1)

Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 20: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 - 1884)

Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Lý thuyết Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá