Lý thuyết Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

260

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII - XVIII. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Bài giảng Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

A. Lý thuyết Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

I. Khái quát quá trình khai phá của Đại Việt 

- Từ thế kỉ XVI, cùng với công cuộc khai hoang, lấn biển để mở rộng diện tích canh tác trên phần lãnh thổ phía bắc của chính quyền Lê – Trịnh là quá trình khai phá của Đại Việt do các chúa Nguyễn tiến hành xuống phía nam.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 5 (Cánh Diều): Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII (ảnh 1)

- Tại những vùng đất mới, các chúa Nguyễn huy động nhân dân khai hoang và cho phép người dân sở hữu ruộng đất mà họ khai khẩn được.

II. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn

- Trước thế kỉ XVII, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là khu vực hoang sơ. 

- Từ thế kỉ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải, như thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm, khai thác sản vật,...

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 5 (Cánh Diều): Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII (ảnh 1)

- Những hoạt động của chính quyền chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII − XVIII đã khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đặt cơ sở lịch sử để thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

B. Trắc nghiệm Bài 5 Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Câu 1: Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay vào năm?

A. 1775

B. 1757

C. 1653

D. 1698

Đáp án đúng: B

Câu 2: Theo ghi chú bản đồ trong bộ nào mà 2 quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi)?

A. Luật Hình Thư

B. BỘ luật Đại Việt

C. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Tập Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư gồm có 4 quyển, trong đó một số bản đồ đã có những hàng chữ chú giải, do nho sinh họ Đỗ Bá sưu tầm và biên soạn vào khoảng những năm 1630 - 1653, đã xác nhận rằng Chúa Nguyễn đã từng cho lập đội Hoàng Sa trên quần đảo Hoàng Sa nhằm mục đích quản lí và khai thác từ thế kỷ XVII.

Câu 3: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã thể hiện điều gì?

A. Khẳng định quá trình khai thác từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

B. Việc thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã thể hiện đã khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khẳng định quá trình khai hoang từ rất sớm của nhân dân Việt Nam. Đặt cơ sở lịch sử để thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Câu 4: Trong thời gian 68 năm (1558 - 1626),chúa Nguyễn Hoàng đã có mấy lần dựng đặt dinh phủ?

A. Ba lần

B. Năm lần

C. Hai lần

D. Một lần

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Trong khoảng thời gian 68 năm, từ năm1558 đến năm 1626, Sử chép lại rằng chúa Nguyễn Hoàng đã có 3 lần dựng đặt dinh phủ tại 3 điểm trên các mảnh đất: Ái Tử (1558-1570), Trà Bát (1570-1600), Dinh Cát (1600-1626)

Câu 5: Vì sao Đông Nam Á trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

A. Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng

B. Giàu tài nguyên khoáng sản

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích

- Vị trí địa lí quan trọng : Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền hai đại dương lớn là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; Cửa ngõ đi vào lục địa Châu Á rộng lớn

- Tài nguyên: nguồn tài nguyên phong phú

- Thị trường: nguồn nhân dồi dào, rẻ mạt, có thị trường tiêu thụ lớn

- Chính trị: Chế độ Phong kiến đang trong thời kì khủng hoảng suy yếu

Câu 6: Năm 1611 diễn ra sự kiện gì?

A. Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Cà Mau

B. Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên

C. Nguyên Hoàng đem quân ra Bắc dẹp loạn

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng: B

Câu 7: Ninh Thuận và Bình Thuận được khai phá vào năm?

A. 1611

B. 1597

C. 1757

D. 1693

Đáp án đúng: D

Câu 8: Quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là?

A. Bãi Cát Vàng

B. Cồn Vàng

C. Vạn Lý Hoàng Sa

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa biển Đông. Nhiều thế kỷ trước đây quần đảo này và quần đảo Trường Sa thường được gọi với tên chung là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa

Câu 9:  Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn ở khu vực nào?

A. Từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau

B. Từ Đà Nẵng đến Cà Mau

C. Từ Cao Bằng đến phía bắc dải Hoành Sơn

D. Tất cả đáp án trên đều sai

Đáp án đúng: A

Câu 10: Cùng với công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, các chúa Nguyễn cũng thực thi chủ quyền đối với các đảo, quần đảo ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo lớn là:

A. Hoàng Sa và Trường Sa

B. Tây Sa và Tam Sa

C. Trường Sa và đảo Phú Quốc

D. Hoàng Sa và đảo Phú Quốc

Đáp án đúng: A

C. Sơ đồ tư duy Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 5 (Cánh Diều): Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII (ảnh 1)

Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Cánh Diều hay, chi tiết tại:

Lý thuyết Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Lý thuyết Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII

Lý thuyết Bài 8: Kinh tế, văn hóa và tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Lý thuyết Bài 9: Các nước Âu - Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Bài 10: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá