15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh

267

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Mỹ Latinh

Câu 1. Ở Mỹ Latinh, loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất?

A. Đồng.

B. Sắt.

C. Dầu mỏ.

D. Kẽm.

Chọn B

Sắt chiếm khoảng 24% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, đồng chiếm khoảng 21% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Chi-lê; dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm hơn 7% trữ lượng của thế giới, phân bố chủ yếu ở Vê-nê-xu-ê-la và vùng biển Ca-ri-bê.

Câu 2. Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mỹ Latinh không phải là

A. kim loại màu.

B. kim loại quý.

C. nhiên liệu.

D. kim loại đen.

Chọn D

Mỹ Latinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản. Mỹ Latinh có nhiều loại kim loại màu, kim loại quý và nhiên liệu.

Câu 3. Các sơn nguyên ở nước ta thuận lợi phát triển

A. trồng trọt và trồng cây lâm nghiệp.

B. lâm nghiệp và trồng cây lương thực.

C. chăn nuôi và trồng cây công nghiệp.

D. chăn nuôi và trồng cây lương thực.

Chọn C

Các sơn nguyên có địa hình lượn sóng và tương đối bằng phẳng, như Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na (Guyana) thuận lợi cho phát triển đồng cỏ để chăn nuôi và phát triển cây công nghiệp.

Câu 4. Khoáng sản ở khu vực Mỹ Latinh tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Vùng núi An-đét và phía tây nam sơn nguyên Guy-a-na.

B. Vùng núi An-đét và phía bắc nam sơn nguyên Mê-hi-cô.

C. Vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin.

D. Khu vực Trung Mỹ và ở phía nam sơn nguyên Guy-a-na.

Chọn C

Mỹ La-tinh là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu ở vùng núi An-đét và phía đông nam sơn nguyên Bra-xin. Khoáng sản phong phú về chủng loại; có trữ lượng lớn là sắt (Bra-xin - trữ lượng 80 tỉ tấn,...); chì - kẽm, bạc (Bô-li-vi-a, Pê-ru, Ác-hen-ti-na); đồng (Chi-lê); dầu mỏ, khí tự nhiên (Vê-nê-du-ê-la, Cô-lôm-bi-a, vùng biển Ca-ri-bê,...). Ngoài ra còn có thiếc, man-gan, ni-ken,...

Câu 5. Vùng biển Ca-ri-bê có thuận lợi nào sau đây?

A. Địa hình đa dạng.

B. Đất đai màu mỡ.

C. Sông ngòi dày đặc.

D. Khí hậu phân hóa.

Chọn B

Vùng biển Ca-ri-bê có nhiều đảo, đất màu mỡ thuận lợi trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và phát triển du lịch.

Câu 6. Khu vực nào sau đây ở Mỹ Latinh thường xảy ra động đất?

A. Vùng núi An-đét và đồng bằng La-nốt.

B. Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti.

C. Vùng biển Ca-ri-bê và quần đảo Ăng-ti.

D. Đồng bằng Pam-pa và quần đảo Ăng-ti.

Chọn B

Vùng núi An-đét và quần đảo Ăng-ti (Antilles) thường bị ảnh hưởng bởi các trận động đất, gây thiệt hại về người và tài sản. Ngoài động đất, khu vực này còn xảy ra núi lửa và nhiều thiên tai khác (bão nhiệt đới, lũ lụt, sạt lở đất,…).

Câu 7. Các dạng địa hình nào sau đây chiếm phần lớn diện tích khu vực Mỹ Latinh?

A. Đồng bằng và sơn nguyên.

B. Sơn nguyên và cao nguyên.

C. Cao nguyên và núi thấp.

D. Núi cao và đồi trung du.

Chọn A

Các đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích khu vực. Các đồng bằng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi như: A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa... Các sơn nguyên: Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,... có diện tích đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

Câu 8. Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển cây lương thực và thực phẩm?

A. Đất đai đa dạng và màu mỡ.

B. Khí hậu phân hóa khá đa dạng.

C. Nhiều cao nguyên rộng lớn.

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Chọn A

Các đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích khu vực. Các đồng bằng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi như: A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa... Các sơn nguyên: Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,... có diện tích đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

Câu 9. Ở khu vực Mỹ Latinh có thuận lợi nào sau đây để phát triển chăn nuôi gia súc và phát triển cây ăn quả?

A. Đất đai đa dạng.

B. Khí hậu phân hóa.

C. Sơn nguyên rộng.

D. Địa hình núi cao.

Chọn C

Các sơn nguyên: Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,... có diện tích đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

Câu 10. Tài nguyên khoáng sản đa dạng ở khu vực Mỹ Latinh là cơ sở để phát triển ngành nào sau đây?

A. Công nghiệp dược phẩm.

B. Công nghiệp luyện kim.

C. Công nghiệp khai khoáng.

D. Công nghiệp thực phẩm.

Chọn C

Tài nguyên khoáng sản đa dạng ở khu vực Mỹ Latinh là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.

Câu 11. Kênh đào Pa-na-ma nối hai đại dương nào sau đây với nhau?

A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

D. Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.

Chọn B

Việc xây dựng kênh đào qua eo Pa-na-ma (Panama) đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 12. Ở khu vực Mỹ Latinh có kênh đào nổi tiếp nào sau đây?

A. Xuy-ê.

B. Moscow.

C. Kiel.

D. Panama.

Chọn D

Kênh đào Panama nằm ở quốc gia Trung Mỹ Panama, cắt ngang eo đất Panama, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, là một kênh vận chuyển đường thủy quan trọng.

Câu 13. Vùng núi An-đét có tiềm năng lớn về

A. khoáng sản, thủy điện và du lịch.

B. thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

C. nông sản, lâm sản và công nghiệp.

D. thủy điện, vận tải và công nghiệp.

Chọn A

Vùng núi cao An-đét (Andes) chạy dọc theo phía tây lãnh thổ với địa hình hiểm trở nhưng có tiềm năng lớn về khoáng sản, thủy điện và du lịch. Tuy nhiên, do địa hình có sự phân hóa từ đông sang tây nên việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các khu vực thuộc đồng bằng A-ma-dôn và vùng núi An-đét gặp nhiều khó khăn.

Câu 14. Ở khu vực Mỹ Latinh không có sơn nguyên nào sau đây?

A. Mê-hi-cô.

B. Bra-xin.

C. Cô-lô-ra-đô.

D. Guy-a-na.

Chọn C

Ở khu vực Mỹ Latinh có nhiều sơn nguyên rộng lớn, tiêu biểu như sơn nguyên Mê-hi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,... Còn sơn nguyên Cô-lô-ra-đô nằm trên lãnh thổ Hoa Kỳ.

Câu 15. Ở khu vực Mỹ Latinh không có đồng bằng nào sau đây?

A. Đồng bằng La Pla-ta.

B. Đồng bằng A-ma-dôn.

C. Đồng bằng La-nốt.

D. Đồng bằng Trung tâm.

Chọn D

Khu vực Mỹ Latinh đa dạng về địa hình và đất đai. Các đồng bằng rộng lớn và tương đối bằng phẳng như A-ma-dôn, La-nốt (Llanos), La Pla-ta (La Plata), Pam-pa (Pampa),... Còn đồng bằng Trung tâm là đồng bằng nằm ở Hoa Kỳ.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm KTPL 11 (Kết nối tri thức) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 5: Một số tổ chức quốc tế và khu vực

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 10: Liên minh châu Âu

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 13: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá