Toptailieu.vn xin giới thiệu 32 câu trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV) sách Cánh diều. Bài viết gồm 32 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV) đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:
32 câu trắc nghiệm Lịch sử 11 (Cánh diều) Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)
Câu 1. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình xã hội ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Đất nước thanh bình, thịnh trị.
B. Đời sống nhân dân ấm no, yên bình.
C. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
D. Diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì.
Trả lời:
Chọn D
Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương; khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai,…
Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
A. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
B. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
C. Nhà Trần bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa.
D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.
Trả lời:
Chọn C
Từ nửa sau thế kỉ XIV, triều Trần suy yếu đến mức không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước, bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa và những yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh sự suy yếu về chính trị của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
A. Nhà Trần bất lực trước các yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
B. Chính quyền trung ương tê liệt; đất nước bị chia cắt, loạn lạc.
C. Nhà Trần phải thần phục, cống nạp sản vật cho Chân Lạp.
D. Nhà Minh xâm lược và áp đặt ách đô hộ lên Đại Việt.
Trả lời:
Chọn A
Từ nửa sau thế kỉ XIV, triều Trần suy yếu đến mức không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước, bất lực trước các cuộc tấn công của Chămpa và những yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.
C. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.
D. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp.
Trả lời:
Chọn D
- Tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV:
+ Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại nhà Trần ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc. Trong triều, trung thần thì ít mà kẻ gian nịnh, cơ hội thì nhiều.
+ Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
+ Ở phía nam, từ nửa sau thế kỉ XIV, Chiêm Thành liên tục đưa quân tấn công Đại Việt. Ở phía bắc, từ sau khi thành lập, nhà Minh thường xuyên yêu cầu Đại Việt cống nộp thầy thuốc, giống cây, lương thực, voi, ngựa,... Quan hệ giữa Đại Việt và nhà Minh ngày càng xấu đi.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khách quan đặt ra cho nhà nước Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
B. Giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội.
C. Thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc Trần.
D. Duy trì các chính sách cai trị cũ để ổn định đất nước.
Trả lời:
Chọn D
Cuối thế kỉ XIV, Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Tình hình đó đã đặt ra yêu cầu khách quan cho nhà nước Đại Việt là phải: giải quyết khủng hoảng kinh tế - xã hội, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
Câu 6. Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là
A. ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.
B. phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”.
C. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.
D. phát hành tiền giấy “Việt Nam đồng”.
Trả lời:
Chọn C
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng, gọi là “Thông bảo hội sao” gồm nhiều loại.
Câu 7. Năm 1396, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Trả lời:
Chọn A
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho in và phát hành tiền giấy “Thông báo hội sao”. Cấm và thu hết tiền đồng đổi sang tiền giấy.
Câu 8. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Trả lời:
Chọn C
Năm 1397, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn điền: hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân; quy định mức sở hữu tối đa về ruộng đất.
Câu 9. Năm 1401, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Trả lời:
Chọn D
Năm 1401, Hồ Quý Ly cho ban hành chính sách hạn nô (quy định: chủ gia nô chỉ được có một số nô tì nhất định); đồng thời kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Câu 10. Năm 1402, Hồ Quý Ly đã cho thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. Ban hành tiền giấy “thông bảo hội sao”.
B. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
C. Đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư.
D. Chính sách hạn nô; kiểm soát hộ tịch trên cả nước.
Trả lời:
Chọn B
Năm 1402, nhà Hồ thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước, cải cách thuế đinh và tô ruộng. Thuế đinh chỉ thu đối với người có ruộng, người ít ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly?
A. Ban hành chính sách hạn nô.
B. Ban hành chính sách hạn điền.
C. Phát hành tiền “Thái Bình hưng bảo”.
D. Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
Trả lời:
Chọn C
Năm 1396, Hồ Quý Ly cho in và phát hành tiền giấy “Thông báo hội sao”. Cấm và thu hết tiền đồng đổi sang tiền giấy.
Câu 12. Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực kinh tế - tài chính của Hồ Quý Ly?
A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.
B. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.
C. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.
D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.
Trả lời:
Chọn C
- Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế - tài chính:
+ Ban hành tiền giấy (tiền “Thông bảo hội sao”).
+ Ban hành chính sách hạn nô và hạn điền.
+ Ban hành chính sách thuế mới.
Câu 13. Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?
A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
C. Chia ruộng đất công cho nông dân nghèo.
D. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Trả lời:
Chọn B
Để hạn chế thế lực của quý tộc Trần, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn điền và hạn nô.
Câu 14. Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly được hiểu là việc
A. khuyến khích nhân dân đi khai hoang lập ấp.
B. cho phép quý tộc lập các điền trang rộng lớn.
C. hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn của tư nhân.
D. cho phép vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang.
Trả lời:
Chọn C
Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly được hiểu là việc hạn chế sở hữu quy mô lớn ruộng đất của tư nhân.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị - hành chính của Hồ Quý Ly?
A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.
B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.
Trả lời:
Chọn D
- Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực chính trị - hành chính:
+ Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
+ Đặt chức An phủ sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu, huyện.
+ Thông qua thi cử, tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm làm quan.
+ Dời đô về thành An Tôn (thành Tây Đô,Thanh Hóa)
Câu 16. Nội dung nào sau đây là cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly?
A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh trên sông Như Nguyệt.
B. Chế tạo nhiều loại vũ khí mới: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,…
C. Bố trí mai phục và đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng.
D. Dời đô từ thành An Tôn (Thanh Hóa) về Thăng Long.
Trả lời:
Chọn B
- Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng:
+ Chỉnh đốn quân đội, xây dựng tuyến phòng thủ, xây thành Đa Bang, thành An Tôn,...
+ Chế tạo nhiều vũ khí mới: Súng thần cơ, cổ lâu thuyền,...
Câu 17. Công trình kiến trúc nào thời nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011?
A. Hoàng thành Thăng Long.
B. Thành nhà Hồ.
C. Phố cổ Hội An.
D. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Trả lời:
Chọn B
Năm 2011, tổ chức UNESCO đã công nhận Thành nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.
Câu 18. Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần rời đô từ Thăng Long về
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Tây Đô (Thanh Hóa).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Thiên Trường (Nam Định).
Câu 19. Trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã thực hiện chính sách
A. thải hồi những binh sĩ già yếu, lấy người khoẻ mạnh bổ sung vào quân ngũ.
B. xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh trên sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).
C. bổ nhiệm vương hầu, quý tộc nhà Hồ nắm giữ vị trí chỉ huy trong quân đội.
D. xây dựng nhiều thành lũy kiên cố, như: Cổ Loa (Hà Nội), Tây Đô (Thanh Hóa).
Trả lời:
Chọn A
- Các chính sách cải cách trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng của Hồ Quý Ly và nhà Hồ:
+ Tuyển chọn những người giỏi võ nghệ làm tướng chỉ huy, không căn cứ vào nguồn gốc tôn thất như trước.
+ Thải hồi những binh sĩ già yếu, lấy người khoẻ mạnh bổ sung vào quân ngũ.
+ Tăng cường tuyển quân quy mô lớn; bổ sung lực lượng hương quân ở các địa phương.
+ Xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội theo hướng quy củ, chặt chẽ, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình.
+ Cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng, xây dựng nhiều thành luỹ để phòng thủ ở những nơi hiểm yếu, như: thành Tây Đô (Thanh Hoá), thành Đa Bang (Hà Nội)...
Câu 20. Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục của Hồ Quý Ly?
A. Chấn chỉnh Phật giáo.
B. Đề cao Nho giáo thực dụng.
C. Dịch sách chữ Nôm sang chữ Hán.
D. Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc.
Trả lời:
Chọn C
- Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục:
+ Chấn chỉnh lại Phật giáo (bắt nhà Sư dưới 50 tuổi hoàn tục)
+ Đề cao Nho giáo thực dụng.
+ Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc. Dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm, khuyến khích sáng tác thơ bằng chữ Nôm.
Câu 21. Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. chú trọng Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
D. nâng Phật giáo lên vị trí Quốc giáo.
Trả lời:
Chọn C
Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
Câu 22. Để hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã thực hiện chính sách nào sau đây?
A. Đánh thuế nặng đối với những người theo đạo Phật.
B. Phá bỏ các đền, chùa, cơ sở thờ tự của Phật giáo.
C. Nghiêm cấm việc xây dựng các đền chùa mới.
D. Bắt sư tăng chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
Trả lời:
Chọn D
Để hạn chế sự phát triển thái quá của Phật giáo, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã thực hiện chính sách: bắt sư tăng chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, 50 tuổi trở lên phải trải qua kì sát hạch, nếu không đạt phải hoàn tục làm dân thường.
Câu 23. Trên lĩnh vực chính trị, những cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã
A. góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
B. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc họ Trần.
C. đưa đến sự xác lập bước đầu của thể chế quân chủ lập hiến.
D. xâm phạm đến sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trả lời:
Chọn A
Trên lĩnh vực chính trị, những cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
Câu 24. Chính sách hạn điền và hạn nô của nhà Hồ đã
A. hiện thực hóa khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
B. góp phần giảm bớt thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.
C. giải phóng hoàn toàn bộ phận nô tì khỏi thân phận nô lệ.
D. góp phần tăng cường thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.
Trả lời:
Chọn B
Chính sách hạn điền và hạn nô của nhà Hồ đã góp phần giảm bớt thế lực của tầng lớp quý tộc Trần.
Câu 25. Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly đã
A. phản ánh sự lệ thuộc sâu sắc vào văn hóa Trung Hoa.
B. khuyến khích sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo.
C. thể hiện tư tưởng tiến bộ và tinh thần dân tộc.
D. góp phần nâng cao vị thế của Phật giáo.
Trả lời:
Chọn C
Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly đã thể hiện tư tưởng tiến bộ và tinh thần dân tộc nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
Câu 26. Nội dùng nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?
A. Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
B. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng và mang tính thực tiễn.
C. Góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế - quốc phòng của đất nước.
D. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
Trả lời:
Chọn D
- Nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống lại quân Minh xâm lược.
Câu 27. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?
A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
B. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
C. Củng cố tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
. Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ.
Trả lời:
Chọn B
- Nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống lại quân Minh xâm lược.
Câu 28. Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần
A. được thành lập.
B. bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao.
C. lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
D. sụp đổ.
Trả lời:
Chọn C
Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực.
Câu 29. Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?
A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.
Trả lời:
Chọn A
Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các hiện tượng hạn hán, bão, lụt, vỡ đê,... xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó, do nhà Trần không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,.... nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém.
Câu 30. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế của Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Sản xuất nông nghiệp sa sút.
B. Thường xuyên mất mùa, đói kém.
C. Ruộng đất công ngày càng mở rộng.
D. Ruộng đất tư ngày càng mở rộng.
Trả lời:
Chọn C
- Tình hình kinh tế của Đại Việt cuối thế kỉ XIV:
+ Sản xuất nông nghiệp sa sút.
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên diễn ra.
+ Quý tộc, quan lại, địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất trên quy mô lớn. Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.
Câu 31. Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là
A. khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương.
B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.
Trả lời:
Chọn A
Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương; khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai,…
Câu 32. Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền trên cả nước, tiêu biểu là
A. khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai.
B. khởi nghĩa của Phùng Hưng ở Đường Lâm.
C. khởi nghĩa của Mai Thúc Loan ở Hoan Châu.
D. khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh ở Thanh Hóa.
Trả lời:
Chọn A
Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, dưới triều Trần, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương; khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai,…
Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Lịch sử 11 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:
Trắc nghiệm Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc
Trắc nghiệm Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Trắc nghiệm Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.