Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 15: Khối lượng riêng

275

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 15: Khối lượng riêng. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 15: Khối lượng riêng

A. Lý thuyết Khối lượng riêng

1. Khối lượng riêng - Đơn vị khối lượng riêng

- Khối lượng riêng D của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

* Công thức tính khối lượng riêng:

 

Lý thuyết KHTN 8 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Khối lượng riêng (ảnh 1)

+ Trong đó, m là khối lượng chất có thể tích V.

- Đơn vị khối lượng riêng thường dùng là kg/m3, g/cm3 (g/mL).

Lý thuyết KHTN 8 Bài 15 (Chân trời sáng tạo): Khối lượng riêng (ảnh 1)

2. Xác định khối lượng riêng

- Để xác định khối lượng riêng của một chất, ta thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Đo khối lượng và thể tích vật làm bằng chất đó, 

+ Bước 2: Chia khối lượng cho thể tích.

* Ví dụ: Xác định khối lượng riêng của khối hộp chữ nhật

- Chuẩn bị: một vật rắn đặc có dạng khối hộp chữ nhật (khối gỗ, khối kim loại, cục tẩy, ...), thước kẻ, cân điện tử.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Bước 1: Đo khối lượng m của khối hộp chữ nhật.

+ Bước 2: Đo chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c của khối hộp chữ nhật. Tính thể tích của khối hộp chữ nhật V = a x b x c.

+ Bước 3: Thực hiện đo và ghi kết quả. Tính giá trị trung bình của các phép đo.

+ Bước 4: Sử dụng công thức tính khối lượng riêng.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Ở thể lỏng dưới áp suất thường, khối lượng riêng của nước có giá trị lớn nhất ở nhiệt độ:

A. 0°C

B. 100°C

C. 20°C

D. 4°C

Đáp án đúng: D

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Đáp án đúng: A

Câu 3: Cho biết 1kg nước có thể tích 1 lít còn 1kg dầu hỏa có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. 1 lít dầu hỏa có khối lượng lớn hơn 1 lít nước

B. 1 lít nước có thể tích lớn hơn 1 lít dầu hỏa

C. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.

D. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa

Đáp án đúng: C

Câu 4: Đơn vị của khối lượng riêng là:

A. N/m3

B. kg/m3

C. g/m2

D. Nm3

Đáp án đúng: B

Câu 5: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800kg/m3 . Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng

A.1,6N.

B.16N. 

C.160N.

D. 1600N.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Ta có 2 lít = 2dm3 = 0,002m3

Khối lượng của 2 lít dầu ăn là: m = D.V = 800. 0,002 = 1,6kg.

Trọng lượng P = 10m = 1,6.10 = 16N

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của nước tăng.

B. Khối lượng riêng của nước giảm.

C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.

Đáp án đúng: B

Câu 7: Khối lượng riêng của nước đá vào khoảng 917 kg/m3. Do đó, 2 lít nước đá sẽ có trọng lượng khoảng

A. 1,834N.

B. 18,34N.           

C. 183,4N.

D.  1834N.

Đáp án đúng: B

Câu 8: Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm

B.Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm

C.Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm

D.Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Đáp án đúng: A

Câu 9: Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

A. Đơn vị thể tích chất đó.

B. Đơn vị khối lượng chất đó

C. Đơn vị trọng lượng chất đó

D. Không có đáp án đúng

Đáp án đúng: A

Câu 10: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?

A. Chỉ cần dùng một cái cân

B. Chỉ cần dùng một lực kế

C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ

D. Chỉ cần dùng một bình chia độ

Đáp án đúng: C

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 16: Áp suất

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 17: Áp suất trong chất lỏng

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 18: Áp suất trong chất khí

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 19: Tác dụng làm quay của lực - Moment lực

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 20: Đòn bẩy

  •  
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá