Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện

274

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 21: Hiện tượng nhiễm điện

A. Lý thuyết Hiện tượng nhiễm điện

1. Hiện tượng nhiễm điện 

a. Hiện tượng nhiễm điện cọ sát

- Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát.

- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác (đặc biệt là các vật nhỏ, nhẹ).

b. Tính chất của vật nhiễm điện

- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

c. Giải thích nguyên nhân một vật nhiễm điện do cọ xát

- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

2. Một bài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát

- Sét xuất hiện khi trời mưa dông

=> Giải thích: Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao. Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, giữa chúng có hiện tượng phóng tia lửa điện, phát ra ánh sáng chói loà, gọi là sét.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Hiện tượng nhiễm điện (ảnh 1)

- Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu ở trong phòng tối, ta còn thấy các chớp sáng li ti.

=> Giải thích: Khi ta cử động cũng như khi cởi áo, do áo len (dạ hay sợi tổng hợp) bị cọ xát nên đã nhiễm điện. Giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là các chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị dãn nở phát ra tiếng lách tách nhỏ.

- Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào vải khô rồi đặt nó gần dòng nước đang chảy từ vòi, ta thấy dòng nước bị hút về phía lược.

=> Giải thích: Chiếc lược nhựa sau khi cọ xát vào vải khô sẽ nhiễm điện âm (do nhựa là vật liệu dễ nhận electron). Vì thế lược nhựa có khả năng hút các giọt nước nhỏ, nhẹ.

3. Ứng dụng của sự nhiễm điện

- Sơn tĩnh điện

- Dây xích của xe tải chở xăng

- Hút bụi

B. Bài tập Hiện tượng nhiễm điện

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết tại:

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 22: Dòng điện - nguồn điện

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 23: Mạch điện đơn giản

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 24: Tác dụng của dòng điện

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 25: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Lý thuyết KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá