15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế

313

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 (Cánh diều) Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế

Câu 1. Việt Nam gia nhập tổ chức nào sau đây muộn nhất?

A. UN.

B. APEC.

C. WTO. 

D. IMF.

Trả lời:

Chọn C

Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm 1977, IMF từ năm 1976, WTO vào năm 2007 và APEC từ năm 1998 -> Việt Nam gia nhập WTO muộn nhất.

Câu 2. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?

A. ASEAN.

B. EU.

C. NAFTA. 

D. MERCOSUR.

Trả lời:

Chọn D

Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là MERCOSUR (Thị trường chung Nam Mĩ). Mercosur hay Mercosul, là một hiệp định thương mại tự do được thành lập vào năm 1991 giữa các nước Brasil, Argentina, Uruguay, Paraguay. Đến tháng 6 năm 2006, Mercosur kết nạp thêm Venezuela, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru hiện là các thành viên liên kết của Mercosur.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?

A. Hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi.

B. Thúc đẩy tự do hóa thương mại các nước.

C. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế thế giới. 

D. Giúp nền kinh tế phát triển năng động.

Trả lời:

Chọn C

Tổ chức thương mại thế giới với 164 thành viên chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

Câu 4. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào sau đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?

A. ASEAN.

B. APEC.

C. EU. 

D. NAFTA.

Trả lời:

Chọn B

ASEAN có 10 quốc gia châu Á tham gia, APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) có 21 quốc gia châu Á tham gia; còn EU và NAFTA là hai liên kết khu vực không có quốc gia châu Á nào tham gia.

Câu 5. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?

A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Thị trường chung Nam Mĩ. 

D. Liên minh châu Âu.

Trả lời:

Chọn B

ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, tại Bangkok, Thái Lan.

Câu 6. Trụ sở chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ở quốc gia nào sau đây?

A. Hoa Kỳ.

B. Ca-na-đa.

C. Nhật Bản. 

D. Hà Lan.

Trả lời:

Chọn A

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (The International Monetary Fund - IMF) được thành lập vào tháng 7 - 1994. Năm 2020, tổ chức có 190 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của IMF từ năm 1976. IMF có trụ sở chính ở Oa-sinh-tơn (Washington - Hoa Kỳ). IMF được thành lập nhằm đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế.

Câu 7. Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập với mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Nâng cao mức sống, tạo việc làm.

B. Đảm bảo sự ổn định về hòa bình.

C. Giải quyết các bất đồng chủ quyền. 

D. Thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu.

Trả lời:

Chọn D

IMF được thành lập năm 1944 với tôn chỉ hoạt động là thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm, tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo trên toàn thế giới.

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với hoạt động chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế?

A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế.

B. Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, cung cấp các khoản vay cho nước nghèo.

C. Hỗ trợ kĩ thuật, giúp đỡ tài chính giảm nghèo cho các quốc gia khi có yêu cầu. 

D. Duy trì nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi, minh bạch và tạo ra việc làm.

Trả lời:

Chọn D

Mục tiêu hoạt động của IMF là:

- Thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên khi các nước này gặp khó khăn.

- Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế - hệ thống tỉ giá và hệ thống thanh toán toàn cầu để các quốc gia và mọi người dân giao dịch được với nhau và với công dân của nước khác.

Câu 9. Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?

A. Thị trường chung Nam Mĩ.

B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. 

D. Liên minh châu Âu.

Trả lời:

Chọn C

Thị trường chung Nam Mĩ (4 quốc gia thành lập, hiện nay có 6 thành viên), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (10 quốc gia là thành viên), Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (3 quốc gia thành viên), Liên minh châu Âu (28 quốc gia thành viên, Anh rời EU năm 2016 nên còn 27 quốc gia). Như vậy, Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ là có ít thành viên nhất (3 thành viên, là Hoa Kì, Mê-hi-cô và Ca-na-da).

Câu 10. Việt Nam gia nhập tổ chức nào sau đây sớm nhất?

A. UN.

B. APEC.

C. WTO. 

D. IMF.

Trả lời:

Chọn D

Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm 1977, IMF từ năm 1976, WTO vào năm 2007 và APEC từ năm 1998 -> Việt Nam gia nhập IMF sớm nhất.

Câu 11. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?

A. Liên bang Nga.

B. Anh.

C. Trung Quốc. 

D. Hoa Kỳ.

Trả lời:

Chọn D

Liên hợp quốc (United Nations, viết tắt là UN) ra đời vào ngày 24-10-1945. Đến năm 2020, UN có 193 quốc gia thành viên. Trụ sở của UN đặt ở thành phố Niu Y-oóc (Hoa Kỳ). Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm 1977.

Câu 12. Liên hợp quốc có nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây?

A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

B. Hỗ trợ lương thực và hàng nhập khẩu.

C. Giữ vững luật quốc tế, ổn định tiền tệ. 

D. Giám sát tài chính, hành động khí hậu.

Trả lời:

Chọn A

UN có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; bảo vệ quyền con người; cung cấp viện trợ nhân đạo; hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu; giữ vững luật quốc tế; giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Câu 13. Liên hợp quốc không có nhiệm vụ chủ yếu nào sau đây?

A. Bảo vệ các quyền con người.

B. Đảo bảo ổn định về tài chính.

C. Duy trì an ninh và hòa bình. 

D. Cung cấp viện trợ nhân đạo.

Trả lời:

Chọn B

UN có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; bảo vệ quyền con người; cung cấp viện trợ nhân đạo; hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu; giữ vững luật quốc tế; giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Câu 14. Mục tiêu hàng đầu của Liên hợp quốc là

A. duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.

B. giải quyết và ngăn ngừa xung đột, viện trợ nhân đạo.

C. thúc đẩy dân chủ, ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế. 

D. bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển bền vững.

Trả lời:

Chọn A

UN được thành lập nhằm mục tiêu hàng đầu là duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững. UN là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới. Bản thân UN là một bộ phận của hệ thống Liên hợp quốc. UN điều phối công việc cùng các quỹ, chương trình, cơ quan chuyên môn và các tổ chức khác của hệ thống Liên hợp quốc.

Câu 15. Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là

A. WTO.

B. IMF.

C. APEC. 

D. UN.

Trả lời:

Chọn B

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (The International Monetary Fund - IMF) được thành lập vào tháng 7 - 1994. Năm 2020, tổ chức có 190 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của IMF từ năm 1976. IMF có trụ sở chính ở Oa-sinh-tơn (Washington - Hoa Kỳ). IMF được thành lập nhằm đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm Địa lí 11 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 1: Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 3 : Một số tổ chức khu vực và quốc tế

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 5: Một số vấn đề an ninh toàn cầu

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực MỸ LA-TINH

Trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 9: Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá