15 câu trắc nghiệm GDQP 11 (Cánh diều) Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

476

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm GDQP 11 Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDQP 11. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm GDQP 11 (Cánh diều) Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo

Câu 1. Khi hành quân, truyền tin vào ban ngày, nếu còn ở xa địch, các chiến sĩ có thể dùng lời nói để truyền tin, nhưng phải đảm bảo

A. ngắn gọn, rõ ràng, đủ và chính xác.

B. diễn đạt dài, cụ thể và chính xác.

C. diễn đạt bằng kí hiệu đã quy định.

D. âm lượng lớn, diễn đạt dài, cụ thể.

Đáp án đúng là: A

Khi hành quân, truyền tin vào ban ngày, nếu còn ở xa địch, các chiến sĩ có thể dùng lời nói để truyền tin, nhưng phải đảm bảo ngắn gọn, rõ, đủ và chính xác.

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về động tác truyền tin khi hành quân vào ban đêm?

A. Người ở phía trước phải lùi lại phía sau.

B. Người ở phía sau phải tiến lên phía trước.

C. Truyền tin xong, các chiến sĩ về vị trí của mình.

D. Truyền tin xong, các chiến sĩ giữ nguyên vị trí.

Đáp án đúng là: D

Động tác truyền tin khi hành quân vào ban đêm: người ở phía trước phải lùi lại phía sau; người ở phía sau phải tiến lên phía trước; truyền tin xong, các chiến sĩ về vị trí của mình.

Câu 3. Khi thực hiện động tác nghe, nếu cùng một lúc có nhiều tiếng động, chúng ta phải

A. áp tai vào mặt đất để nghe được rõ và xa.

B. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.

C. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.

D. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.

Đáp án đúng là: C

Khi thực hiện động tác nghe, nếu cùng một lúc có nhiều tiếng động, chúng ta phải chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.

Câu 4. Khi thực hiện động tác nghe, nếu gặp trường hợp mưa, gió, nhiều tiếng động ồn ào,… chúng ta có thể

A. áp tai vào mặt đất để nghe được rõ và xa.

B. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.

C. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.

D. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.

Đáp án đúng là: D

Khi thực hiện động tác nghe, nếu gặp trường hợp mưa, gió, nhiều tiếng động ồn ào,… chúng ta có thể dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để hở một ít, nghe cho rõ tiếng động ta định nghe; hết sức tránh để mưa tạt hoặc gió rít vào tai hoặc vành mũ, gây ra tiếng động sát bên tai, sẽ khó phân biệt với âm thanh cần nghe.

Câu 5. Trong mọi trường hợp, nếu nghe thấy tiếng súng các cỡ nổ liên tục, dồn dập, thì nơi đó

A. chỉ có địch, không có ta.

B. chỉ có ta, không có địch.

C. không có ta và địch.

D. có ta và địch.

Đáp án đúng là: D

Trong mọi trường hợp, nếu nghe thấy tiếng súng các cỡ nổ liên tục, dồn dập, thì nơi đó có ta và địch.

Câu 6. Trường hợp vật chuẩn chưa được xác định trước, khi chỉ mục tiêu chúng ta cần phải làm gì?

A. Chọn địa hình, địa vật rõ rệt, gần mục tiêu làm chuẩn.

B. Chọn những vật thấp, nhỏ, xa mục tiêu để làm chuẩn.

C. Chọn địa hình, địa vật rõ rệt, xa mục tiêu làm chuẩn.

D. Chọn những vật thấp, nhỏ, gần mục tiêu để làm chuẩn.

Đáp án đúng là: A

Trường hợp vật chuẩn chưa được xác định trước, khi chỉ mục tiêu chúng ta cần phải chọn địa hình, địa vật rõ rệt, gần mục tiêu làm chuẩn, rồi dựa vào vật chuẩn đó để chỉ mục tiêu.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng yêu cầu khi truyền tin liên lạc, báo cáo?

A. Nhanh chóng, chính xác, bí mật.

B. Nhớ các kí hiệu, ám hiệu đã quy định.

C. Tự sáng tạo ra các kí hiệu, ám hiệu mới.

D. Không để nội dung truyền tin rơi vào tay địch.

Đáp án đúng là: C

- Yêu cầu khi truyền tin liên lạc, báo cáo:

+ Nhanh chóng, chính xác, bí mật;

+ Nhớ các kí hiệu, ám hiệu đã quy định;

+ Tuyệt đối không để nội dung truyền tin, báo cáo rơi vào tay địch.

Câu 8. Khi nhìn bằng các vật phản chiếu nên

A. chọn nơi kín đáo và để mắt xa vật phản chiếu.

B. chọn nơi trống trải và để mắt xa vật phản chiếu.

C. chọn nơi kín đáo và để mắt gần vật phản chiếu.

D. chọn nơi trống trải và để mắt gần vật phản chiếu.

Đáp án đúng là: C

Khi nhìn bằng các vật phản chiếu nên chọn nơi kín đáo và để mắt gần vật phản chiếu để nhìn được rộng và rõ hơn.

Câu 9. Khi thực hiện động tác nghe, nếu có những vật dẫn tiếng động tốt như: mặt đất rắn, mặt đường cái, đường ray xe lửa,... chúng ta nên

A. áp tai vào vật đó để nghe được rõ và xa.

B. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.

C. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.

D. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.

Đáp án đúng là: A

Khi thực hiện động tác nghe, nếu có những vật dẫn tiếng động tốt như: mặt đất rắn, mặt đường cái, đường ray xe lửa,... chúng ta nên áp tai vào vật đó để nghe được rõ và xa.

Câu 10. Các chiến sĩ có thể dùng lân tinh, giả tiếng côn trùng,… để liên lạc với nhau trong trường hợp nào sau đây?

A. Hành quân ban ngày.

B. Hành quân ban đêm.

C. Hành quân khi mưa, bão.

D. Chiến đấu, tấn công địch.

Đáp án đúng là: B

Khi hành quân vào ban đêm: có thể dùng lân tinh, giả tiếng côn trùng,.. để liên lạc với nhau, từng người phải nắm chắc các kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu đã quy định và phải nhanh chóng di chuyển khi nhận được kí hiệu, tín hiệu, ám hiệu.

Câu 11. Nhìn, nghe là hành động nhằm

A. phát hiện để nắm chắc mọi tình hình trong chiến đấu.

B. che đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng (bom, pháo, cối…)

C. tạo thế vững vàng, dùng hỏa lực để tiêu diệt địch.

D. giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp.

Đáp án đúng là: A

Nhìn, nghe là hành động nhằm phát hiện để nắm chắc mọi tình hình trong chiến đấu.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khi thực hiện động tác nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu?

A. Thực hiện trong đêm tối để tránh bị phát hiện.

B. Tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao.

C. Hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng.

D. Phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.

Đáp án đúng là: A

- Khi nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu cần:

+ Tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao;

+ Hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng;

+ Phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.

Câu 13. Vào ban ngày, nên chọn vị trí nhìn như thế nào?

A. Nơi thấp, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng.

B. Nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng.

C. Nơi thấp, địa hình trống trải, tầm nhìn gần.

D. Nơi cao, địa hình trống trải, tầm nhìn gần.

Đáp án đúng là: B

- Chọn vị trí nhìn:

+ Ban ngày nên chọn nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng để theo dõi được hành động của dịch, tiện nguy trang và liên lạc, báo cáo.

+ Ban đêm nên chọn nơi thấp để quan sát, phát hiện các mục tiêu trên cao.

Câu 14. Khi đang vận động chủ yếu dùng cách nhìn như thế nào?

A. Nhìn kĩ từ phải qua trái.

B. Nhìn kĩ từ xa đến gần.

C. Nhìn lướt qua.

D. Nhìn qua các vật phản chiếu.

Đáp án đúng là: C

Khi đang vận động chủ yếu là dùng cách nhìn lướt qua, muốn nhìn kĩ phải dừng lại.

Câu 15. Khi làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra, các chiến sĩ nên

A. vừa đi vừa nhìn.

B. kết hợp với nhiều đồng đội để quan sát kĩ lưỡng.

C. nhanh chóng thay đổi các vị trí để tránh bị phát hiện.

D. dừng lại ở mỗi vị trí một khoảng thời gian phù hợp để quan sát.

Đáp án đúng là: D

Khi làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra không nên vừa đi vừa nhìn, không thay đổi vị trí quá nhanh, mỗi vị trí nên dừng lại trong khoảng thời gian phù hợp để quan sát.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm GDQP 11 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân

Trắc nghiệm Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo

Trắc nghiệm Bài 7: Pháp luật về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Trắc nghiệm Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật

Trắc nghiệm Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá