Dựa vào hình 37 và thông tin trong bài, hãy:
- Khái quát về Biển Đông và vùng biển Việt Nam.
- Vùng biển Việt Nam cùng các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng của nước ta.
- Khái quát về Biển Đông:
+ Là một biển rộng lớn thuộc Thái Bình Dương, diện tích là 3,447 triệu km2 với 9 quốc gia ven biển. Có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan. Trải dài từ khoảng 3°N - 26°B, trải rộng từ khoảng 100°Đ – 121°Đ.
+ Nhờ được bao bọc bởi lục địa ở phía bắc và phía tây cùng các vòng cung đảo ở phía đông và đông nam nên Biển Đông tương đối kín. Từ Biển Đông có thể thông ra các đại dương, vùng biển xung quanh nhờ các eo biển, tiêu biểu là eo biển Ba-si để ra Thái Bình Dương và eo Ma-lắc-ca để đến Ấn Độ Dương.
+ Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, phân hóa theo mùa. Hoạt động của gió mùa hình thành các dòng biển theo mùa. Độ muối trung bình khoảng 32-33‰, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.
+ Tài nguyên đa dạng, phong phú, đặc biệt là tài nguyên hải sản và khoáng sản. Đây là những điều kiện thuận lợi cho các quốc gia có chung Biển Đông đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.
- Vùng biển Việt Nam:
+ Là một phần của Biển Đông, diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
+ Có hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, trong đó có nhiều đảo có số dân đông như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc,… Có nhiều quần đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Côn Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa,… Nhiều đảo và quần đảo trở thành huyện đảo. Tính đến 2021, nước ta có 11 huyện đảo và 1 thành phố đảo.
- Vùng biển Việt Nam cùng các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng của nước ta: tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền; là thệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển – đảo và thềm lục địa; việc khẳng định chủ quyền của nước ta trên các đảo, quần đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa.
Giải SGK Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 37: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đô
Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh các đảo và quần đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng nước ta.
Biển Đông là vùng biển có vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội – chính trị và an ninh quốc phòng đối với nhiều quốc gia ven Biển Đông và trên thế giới. Nước ta đã xác định mục tiêu trở thành quốc gia biển mạnh trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Vậy, Biển Đông có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng của nước ta?
Dựa vào thông tin trong bài, hãy:
- Phân tích ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước.
- Nêu một số định hướng trong giải quyết các tranh chấp vùng biển – đảo ở Biển Đông
Lập sơ đồ thể hiện tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo Việt Nam.
Dựa vào hình 37 và thông tin trong bài, hãy chứng minh vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng (gồm tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch và những loại tài nguyên khác).
Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển – đảo của nước ta.
Dựa vào thông tin trong bài, hãy giải thích sự cần thiết bảo vệ môi trường biển nước ta.
Xây dựng kế hoạch tổ chức một hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường biển – đảo nước ta.
Cơ cấu dân số phân theo khu vực thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021
(Đơn vị: %).
Tiêu chí |
2010 |
2015 |
2021 |
Khu vực thành thị |
30,4 |
33,5 |
37,1 |
Khu vực nông thôn |
69,6 |
66,5 |
62,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022)
Biết tổng số dân nước ta năm 2021 là 98,5 triệu người:
a) Tính số dân khu vực thành thị năm 2021 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).
b) Tính số dân khu vực nông thôn năm 2021 (làm tròn đến hàng đơn vị).
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng gia tăng đang là vấn để cấp bách ở nước ta hiện nay. Giai đoạn 2016 - 2021, chất lượng không khí tại các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... ngày càng suy giảm. Nồng độ bụi, khí CO, ở các đô thị, khu công nghiệp vượt quá nhiều lần so với quy chuẩn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ra khá nghiêm trọng ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu dân cư, các trục giao thông chính. Tình trạng không khí tại các làng nghề, khu vực nông thôn đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 26)
a) Ô nhiễm không khí thường xảy ra ở các đô thị lớn do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng mà không đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
b) Sự bùng nổ về phương tiện giao thông cơ giới gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại (NO,CO),… là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn.
c) Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là từ hoạt động nông nghiệp.
d) Ô nhiễm không khí chưa phải vấn để cấp bách ở nước ta hiện nay.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.